viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

YẾU TỐ NẶNG NHỌC, NGUY HIỂM, CĂNG THẲNG THẦN KINH TRONG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI HIỆN VẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH TÂM THẦN

13.04.2017 1008

YẾU TỐ “NẶNG NHỌC, NGUY HIỂM, CĂNG THẲNG THẦN KINH” TRONG ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỘC HẠI HIỆN VẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN CHUYÊN NGÀNH TÂM THẦN

 

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH  đã quy định một trong các điều kiện người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm (trích điều 2). Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm (trích điều 3, mục 4).

Theo quy định hiện hành, các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông tư 19/2011/TT-BYT (quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp) và Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại).

Hiện nay, tại các bệnh viện, bên cạnh các yếu tố độc hại trong môi trường lao động (yếu tố vật lý, yếu tố hóa học, yếu tố vi sinh vật…), các nhân viên y tế còn có yếu tố nguy cơ cao “nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh”. “ Nặng nhọc” được hiểu là “vất vả quá sức” (ví dụ thường xuyên phải nâng nhấc bệnh nhân, quá tải công việc…). “Nguy hiểm” được hiểu là “có thể gây tác hại lớn cho con người” (ví dụ bị đánh, tấn công, hành hung, nguy hiểm đến tính mạng của bản thân…). “Căng thẳng thần kinh” ở nhân viên y tế thường gặp là yếu tố đặc thù nghề nghiệp: nguy cơ cao lây nhiễm từ các bệnh lây truyền qua đường máu (Viêm gan B, Viêm gan C, HIV… từ bệnh nhân); yêu cầu mức độ trách nhiệm rất cao trong công việc (đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, không cho phép sai sót do liên quan tới tính mạng con người), nguy cơ cao đe doạ tới tính mạng bản thân…. Mỗi một công việc, ngành nghề có đặc thù yếu tố “nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh” khác nhau; đặc biệt nổi trội sự “nguy hiểm, căng thẳng thần kinh” ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần do phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần không có khả năng kiểm soát năng lực, hành vi.

 Trong thời gian vừa qua, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Khoa Tâm sinh lý lao động - Ecgônômi đã tham gia tiến hành đo, kiểm môi trường lao động và đánh giá “nặng nhọc, nguy hiểm, căng thằng thần kinh” cho các nhân viên y tế nói chung và nhân viên y tế trong chuyên ngành tâm thần nói riêng - làm cơ sở khoa học đề xuất thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại hiện vật cho người lao động - giúp các cơ sở y tế thực hiện tốt hơn thông tư 19/2011/TT-BYT và Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

02439714361

Về đầu trang