viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

GIỚI, SỨC KHỎE VÀ VIỆC LÀM (Phần 2)

10.12.2018 627

Phần 2: Các vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp của nữ giới và nam giới

Các vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp của nữ giới

Bên cạnh những tác động tích cực của việc làm đối với phụ nữ, nhiều công việc, đặc biệt là những công việc có sẵn cho phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp, buộc người phụ nữ phải tiếp xúc với môi trường làm việc có hại. Còn ở các nước đang phát triển, phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với một số nguy cơ về thể lực, ecgônômi, chẳng hạn như thao tác lặp đi lặp lại ở cường độ cao, các tư thế bất lợi và phơi nhiễm với các tác nhân sinh học. Phụ nữ cũng là đối tượng thường xuyên đối mặt với các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý như quấy rối tình dục hay sự đơn điệu của công việc. Cũng vì lí do thể lực, các điều kiện làm việc cũng có liên quan đến các vấn đề sức khoẻ như tim mạch, tâm lý và rối loạn cơ xương.

Mặc dù có rất ít dữ liệu về phụ nữ ở các nước thu nhập thấp nhưng chúng ta đều biết gánh nặng thể lực là rất nghiêm trọng, cả ở nhà và tại nơi làm việc. Phụ nữ làm công việc (như gánh nước hoặc nhiên liệu) phải mang vác nặng trên một quãng đường dài, những yêu cầu này có thể dẫn đến các rối loạn cơ xương cũng như các vấn đề về sinh sản. Việc rửa dụng cụ và nấu bếp buộc người phụ nữ phải tiếp xúc với nước và có thể phơi nhiễm với các vi sinh vật. Phụ nữ làm công việc nấu ăn có nguy cơ bị bỏng và phơi nhiễm với khói bếp chứa các chất gây ô nhiễm độc hại.

Ở nhiều nước thu nhập thấp, công tác trồng cây ăn quả cũng như hoa màu và cây cảnh liên quan đến tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật. Các tác hại của các chất này bao gồm gây ngộ độc, ung thư, bệnh ngoài da, sảy thai – sinh non, dị tật bẩm sinh – đã được chứng minh ở các lao động trồng hoa tại Colombia. Thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật cũng được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia có thu nhập cao hơn, nhưng ở đó, người lao động thường bị loại trừ khỏi các vấn đề sức khỏe nghề nghiệp và luật an toàn.

gioi-suc-khoe-va-viec-lam-phan-2.jpg

Nữ giới phun thuốc trừ sâu

Ngày càng có nhiều phụ nữ ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mỹ la tinh và châu Á làm việc ở trong văn phòng cũng như các nhà máy. Địa vị thấp của họ chính là nguồn gốc dẫn đến stress. Việc thiếu các dịch vụ xã hội làm cho sự kết hợp giữa việc làm và trách nhiệm với gia đình trở nên căng thẳng, nhất là ở các khu vực thu nhập thấp và ít dịch vụ xã hội.

Tình trạng bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc xảy ra phổ biến và có thể gây ra cảm giác tội lỗi, xấu hổ, lo lắng, trầm cảm và các hậu quả khác. Một cuộc khảo sát giữa các y tá trong 1 bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ rằng 75% các y tá báo cáo là có quấy rối tình dục: 44% do các bác sĩ nam, 34% là đến từ bệnh nhân, 14% là từ người nhà bệnh nhân. Các vấn đề sức khỏe sinh sản như sảy thai, trọng lượng trẻ sơ sinh thấp, dị tật bẩm sinh có thể phát sinh do phơi nhiễm với thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ, công việc nặng nhọc, tư thế lao động bất hợp lý và sự biến động trong công việc. Sữa mẹ cũng có thể bị nhiễm độc bởi phơi nhiễm hóa chất. Bất kỳ điều gì gây cản trở việc cho con bú đều là mối quan tâm của lao động có thu nhập thấp vì sữa mẹ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tránh thai trong giai đoạn cho con bú và làm tăng khả năng có thai trở lại trước khi người phụ nữ sẵn sàng.

Các vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp của nam giới

Rất nhiều tài liệu chỉ ra rằng việc có việc làm có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe và sự sống còn của nam giới. Tuy nhiên trong hệ thống dữ liệu pháp lý có sẵn thì nam giới lại bị tai nạn lao động cũng như các chấn thương dẫn đến tử vong nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra theo báo cáo ở các nước phát triển, nam giới tiếp xúc với tiếng ồn, rung, nhiệt độ khắc nghiệt, hóa chất và mang vác vật nặng nhiều hơn nữ giới. Nhiều xã hội chấp nhận việc nam giới có thể được yêu cầu làm các công việc nguy hiểm hơn, mặc dù ở một số quốc gia khác, nam giới có thể phản ứng nếu như họ cảm thấy họ bị yêu cầu làm công việc khó khăn hơn. Ở một số quốc gia khác, phụ nữ cũng phải làm công việc mang vác nặng. Kể từ khi sức khỏe sinh sản được xem là nhiệm vụ của phụ nữ thì sức khỏe sinh sản nam giới hầu như bị bỏ quên. Tuy nhiên, nhiều hóa chất, bức xạ ion hóa, nhiễm độc, nhiệt độ cao và công việc đồng áng đã được xác định gây nguy hiểm cho hệ sinh sản ở nam giới.  gioi-suc-khoe-va-viec-lam-phan-2-2.jpg Công nhânnamvận hành máy khoan thuỷ lực

Các chính sách và pháp luật có liên quan
Các lĩnh vực chính trong chính sách và pháp luật về sức khỏe nghề nghiệp có liên quan rõ ràng đến giới tính, bao gồm 2 mối quan tâm lớn: công bằng giới và xử lý phân biệt đối xử bao gồm cả quấy rối tình dục, bao gồm bảo vệ phụ nữ có thai và cả điều dưỡng tiếp xúc với các điều kiện lao động nguy hiểm cũng như việc làm vào ban đêm. Một số bộ luật của một số nước đã kết hợp với công ước của ILO năm 1948 về cấm làm việc ban đêm đối với phụ nữ. Trong khi các điều khoản này không tương thích với các nước châu Âu thì ở các nước khác vẫn có thể có ngăn cản phụ nữ làm đêm và một số công việc khác được coi là không phù hợp với lao động nữ. Luật pháp cũng ngăn chặn việc phân biệt đối xử tại nơi làm việc, ở nhiều quốc gia và khu vực còn nhằm mục đích ngăn chặn quấy rối tình dục và phân biệt đối xử trong đó bao gồm cả phân biệt đối xử trong tuyển dụng.

Ngoài quy định của pháp luật được xây dựng để áp dụng cho điều kiện làm việc của phụ nữ thì việc phân tích pháp luật về phân biệt giới tính nhằm ngăn ngừa hoặc bồi thường cho thương tích và bệnh nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Ngay cả ở các quốc gia nơi bình đẳng được đảm bảo theo luật, việc áp dụng quy định của pháp luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cũng có các điều khoản chống phân biệt đối xử.

Ở nhiều nước, yêu cầu bồi thường cho người lao động về tâm lý hoặc rối loạn cơ xương (phổ biến hơn ở phụ nữ) đôi khi bị loại trừ khỏi tầm nhìn của pháp luật, vì vậy sự phân biệt đối xử có thể xảy ra ở nơi làm việc ngay cả khi pháp luật có vẻ là bình đẳng về giới. Khi các vấn đề ưu tiên về dự phòng được xác định bởi chi phí bồi thường, phụ nữ là đối tượng ít có khả năng hưởng lợi từ các luật có tính bảo vệ người lao động. Khi yêu cầu được đền bù của phụ nữ đối với bệnh nghề nghiệp bị nghi ngờ thì sự trợ giúp từ công đoàn và các tổ chức, các hội nhóm là rất hữu ích.

Biên dịch:

1.Trần Trọng Hiếu

2. Hồng Quang Thống

Tài liệu tham khảo

http://www.who.int/gender/other_health/Gender,HealthandWorklast.pdf?ua=1

Để có thêm kiến thức, công cụ áp dụng, tư vấn đánh giá và cải thiện về điều kiện lao động, gánh nặng lao động trí óc và Ecgônômi trong lao động cho sự khác nhau về giới (nam và nữ giới) nhằm giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe người lao động, nâng cao sức khỏe người lao động, cải thiện hiệu quả công việc hãy liên hệ với chúng tôi:

KHOA TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ ECGÔNÔMI

Điện thoại: ( 84-24 )-38213491*137

Email: tamsinhlyecgonomi@gmail.com

Hotline tư vấn: 0904284487




02439714361

Về đầu trang