13.04.2017 420
Chú ý đối với các phương tiện truyền thông
07 THÁNG 10 NĂM 2011 | GENEVA - 25% dân số cần sự chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng ở nhiều nước chỉ có khoảng 2% tất cả các nguồn lực của ngành y tế dành cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Chi tiêu trung bình toàn cầu về sức khỏe tâm thần vẫn còn ít hơn 3 USD bình quân đầu người mỗi năm. Ở các nước có thu nhập thấp, chi phí có thể chỉ 0,25 USD cho mỗi người mỗi năm (theo WHO Mental Health Atlas 2011, phát hành vào ngày sức khỏe Tâm thần Thế giới).
Bản báo cáo cũng cho thấy rằng phần lớn các nguồn lực thường dành cho một số ít người.
"Các chính phủ có xu hướng dành phần lớn nguồn lực cho chăm sóc dài hạn tại các bệnh viện tâm thần," Tiến sĩ Ala Alwan, trợ lý tổng giám đốc các bệnh không lây và sức khỏe tâm thần tại WHO cho biết. "Hiện nay, gần 70% chi tiêu cho sức khỏe tâm thần là cho các bệnh viện tâm thần. Nếu các nước dành nhiều hơn cho các chăm sóc cơ bản, họ sẽ có thể tiếp cận với nhiều người hơn, và có thể giải quyếtsớm các vấn đề do đó giảm nhu cầu chăm sóc tại các bệnh viện với chi phí cao hơn."
WHO Mental Health Atlas cũng nêu bật sự mất cân bằng khác. Các dịch vụ sức khỏe tâm thần tốt cung cấp cho bệnh nhân cả các chăm sóc về mặt tâm thần và cả thuốc điều trị. Tuy nhiên, ở các quốc gia thu nhập thấp, do tình trạng thiếu nguồn lực và kỹ năng thường chỉ điều trị cho bệnh bằng thuốc. Do đó làmgiảm hiệu quả của việc điều trị.
Trong khi đó, rất nhiều người không được tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Ở nhóm thu nhậpthấp và trung bình, hơn ba phần tư số người cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần thậm chí không nhận được các dịch vụ sức khỏe tâm thần cơ bản nhất.
"Gần một nửa dân số thế giới đang sống ở những nơi mà trung bình chỉ có một bác sĩ tâm thần (hoặc ít hơn) để phục vụ cho 200 000 người, theo tiến sĩ Shekhar Saxena, Giám đốc, sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện tại WHO." Nhiều nước có thu nhập thấp có ít hơn một chuyên gia sức khỏe tâm thần trên một triệu dân. "
Năm 2008, WHO đã phát động chương trình hành động sức khỏe tâm thần Gap (mhGAP) để hỗ trợ các nước tăng cường cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Chương trình cung cấp kiến thức và kỹ năng cho những người chăm sóc sức khỏe ban đầu như bác sĩ đa khoa, y tá và nhân viên y tế khác để xác định và quản lý các rối loạn.
Kể từ đó, một số nước đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng dịch vụ của mình với sự hỗ trợ từ WHO. Ví dụ như:
B.S Nguyễn Thị Bích Liên dịch từ nguồn
Về đầu trang