viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TƯ VẤN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO THÔNG TƯ 25/2013/TT-BLĐTBXH TẠI CÁC BỆNH VIỆN

28.11.2017 951

Môi trường lao động tại các bệnh viện có nhiều yếu tố có hại như các yếu tố vật lý (bức xạ ion hóa...), các yếu tố hóa học (hơi khí độc: CO2, cồn, ete, formon, toluen..., các yếu tố vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, vi rút...). Bên cạnh các yếu tố độc hại trong môi trường lao động tính chất công việc của các nhân viên y tế là khá đặc thù có nhiều yếu tố bất lợi, căng thẳng thần kinh tâm lý: Nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (Viêm gan B, Viêm gan C, HIV…; quyết định nhanh, kịp thời; yêu cầu mức độ trách nhiệm rất cao trong công việc (đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, không cho phép sai sót do liên quan tới tính mạng con người); sự quá tải bệnh nhân; công việc phải trực đêm; nguy cơ bạo lực (hành hung, lăng mạ…) - có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bản thân...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho các ngành nghề, công việc dựa trên phương pháp phân loại điều kiện lao động theo công văn số 2753/LĐTBXH - BHLĐ ngày 01/8/1995

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH  đã quy định một trong các điều kiện người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm (trích điều 2). Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 đối với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm (trích điều 3, mục 4). Việc xác định các yếu tố này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (trích điều 2).

Để có thể thực hiện được chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần phải thực hiện đo đạc, đánh giá, xác định các yếu tố yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định hàng năm bao gồm:

  • Các yếu tố về môi trường lao động: Đo, đánh giá các yếu tố Vật lý (vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, phóng xạ...), bụi, các yếu tố hóa học, vi sinh vật
  • Các yếu tố về tâm sinh lý lao động: Biến đổi tim mạch khi làm việc, mức hoạt động trí óc khi làm việc, thời gian phản xạ thị vận động, biến đổi dung lượng nhớ… xác định gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý ở người lao động

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là đơn vị đầu ngành trong đánh giá điều kiện lao động, tư vấn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động theo thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thực hiện đánh giá điều kiện lao động và tư vấn thực chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động cho nhiều loại ngành nghề, công việc

  • Tại các cơ sở y tế: Viện Huyết học truyền máu trung ương, Viện pháp y tâm thần trung ương, Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện tâm thần Hải Dương, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Dương…
  • Tại các cơ sở sản xuất: Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô và xe máy Việt Nam (VAP), Công ty Cargill Việt Nam...

Một số hình ảnh đánh giá điều kiện lao động, tư vấn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2017

 

Lãnh đạo bệnh viện Phụ sản trung ương tổ chức việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động

  

Viện SKNN và MT đo các yếu tố môi trường lao động

    
    

Viện SKNN và MT đo các yếu tố tâm sinh lý lao động-Ecgônômi

    

 

Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

Địa chỉ: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại:      84-4-39714361/ 84-4-38213491

Fax:         84-4-38212894

Website: http://www.nioeh.org.vn   

Viện trưởng: PGS.TS. Doãn Ngọc Hải

 

Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

Điện thoại:                         (84-4)-38213491 * 137

Email:                                tamsinhlyecgonomi@gmail.com

                                            k.tslldecgonomi@nioeh.org.vn

Hotline tư vấn:                   0904284487









02439714361

Về đầu trang