viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

TƯ THẾ LÀM VIỆC

13.04.2017 737

TƯ THẾ LÀM VIỆC

  1. Nguyễn Thị Nhung
    Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi
    Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường

 

Có hai tư thế làm việc chính là tư thế đứng và tư thế ngồi.

Ngồi sử dụng ít năng lượng hơn đứng và giúp ổn định cơ thể, vì vậy ngồi để thực hiện các thao tác như lái xe, làm việc máy vi tính, tạo ra bản vẽ chi tiết… là phù hợp. Tuy nhiên việc ngồingồi lâu hơn một tiếng đồng hồ đã được chứng minh là gây ra những thay đổi sinh hóa trong hoạt động lipase lipoprotein (một enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất béo) và trong quá trình trao đổi chất glucose dẫn đến sự tích tụ chất béo trong mô mỡ hơn là chuyển hóa bằng cơ, liên quan đến nguy cơ một số bệnh mãn tính. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và bệnh thận do ngồi quá nhiều. 

Làm việc trong tư thế đứng quá lâu cũng gây mệt mỏi cho người lao động. Đối với những người bị bệnh thiếu máu cục bộ nó làm tăng tiến trình của xơ vữa động mạch cảnh vì tăng áp lựctrên hệ thống tuần hoàn. Việc đứng làm việc lâu dài cũng làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và chiếm hơn 1/5 trong tất cả các trường hợp trong độ tuổi lao động. Vì vậy, đứng cả ngày là không có lợi cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã từ lâu nhận ra rằng làm việc ở tư thế đứng mệt mỏi hơn ở tư thế ngồi. Đứng cần khoảng 20% năng lượng hơn ngồi. Đứng tăng áp lực lên hệ tuần hoàn, chân và bàn chân. Do đó, cung cấp giày dép chống mỏi và ghế để cho phép người lao động ngồi xuống trong thời gian nghỉ ngơi cũng là một trong những giải pháp cải thiện.

Trong nhiều năm các nhà khoa học đã khuyến cáo rằng ngồi nên kết hợp với đứng và di chuyển, tốt nhất là 1-2 phút trong mỗi khoảng 20 đến 30 phút. Cũng có nghiên cứu khuyến cáo rằng nên ngồi trong 20 phút (ở tư thế tốt), 8 phút đứng và 2 phút đứng và di chuyển (nhẹ nhàng, đi bộ...). Đối với một ngày làm việc 7,5 tiếng (trừ thời gian ăn trưa) bạn sẽ ngồi 5 tiếng, 16 lần thay đổi từ ngồi sang đứng, 2 tiếng đứng và nửa tiếng di chuyển (không cần phải tập thể dục mộtcách mạnh mẽ mà chỉ cần đi bộ xung quanh là đủ). Vì vậy hãy thực tại nơi làm việc như đi cầu thang bộ, đi dạo quanh sàn nhà, hành lang, đài phun nước, đứng trong cuộc họp…)

Tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi không cố định mà mỗi người lao động có thể ngồi thoải mái bằng cách điều chỉnh góc độ hông, đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay. Sau đây là các khuyến nghị chung: 

 

  • GIỮ CÁC KHỚP NHƯ HÔNG, ĐẦU GỐI VÀ MẮT CÁ MỞ NHẸ (HƠN 90°).
  • GIỮ KHỚP GỐI Ở HOẶC DƯỚI KHỚP HÔNG.
  • GIỮ CÁC KHỚP NỐI MẮT CÁ Ở PHÍA TRƯỚC ĐẦU GỐI.
  • GIỮ MỘT KHOẢNG TRỐNG (CHIỀU RỘNG KHOẢNG BA NGÓN GIỮA) MẶT SAU CỦA KHỚP GỐI VÀ CẠNH TRƯỚC CỦA GHẾ.
  • GIỮ BÀN CHÂN PHẲNG TRÊN SÀN NHÀ HOẶC TRÊN PHẦN NGHỈ CHÂN.
  • GIỮ PHẦN TRÊN CỦA CƠ THỂ TRONG KHOẢNG 30° Ở TƯ THẾ THẲNG ĐỨNG.
  • GIỮ PHẦN THẮT LƯNG CỦA PHẦN LƯNG SAU TRONG VÙNG THẮT LƯNG

 

 

 

  • LUÔN GIỮ CHO ĐẦU THẲNG VỚI CỘT SỐNG.
  • GIỮ CÁNH TAY TRÊN GIỮA CHIỀU DỌC VÀ 20° VỀ PHÍA TRƯỚC.
  • GIỮ KHUỶU TAY Ở GÓC GIỮA 90° VÀ 120°.
  • GIỮ CẲNG TAY GIỮA NẰM NGANG VÀ 20° LÊN.
  • CÓ ĐIỂM TỰA CẲNG TAY.

 

 

 

  • GIỮ CỔ TAY THẲNG VÀ THẲNG HÀNG VỚI CẲNG TAY.
  • ĐẶT VẬT LÀM VIỆC ĐỂ NÓ CÓ THỂ ĐƯỢC NHÌN THẤY Ở GÓC NHÌN TỪ 10 ° ĐẾN 30 ° DƯỚI ĐƯỜNG NGẮM.

 

 

 

 

  • GIỮ VAI THẤP VÀ THƯ GIÃN.
  • GIỮ KHUỶU TAY KHÉP VÀO.
  • CÚI CẰM VÀO THÂN VÀ KHÔNG CONG LƯNG VỀ PHÍA TRƯỚC KHI NHÌN XUỐNG.
  • THAY ĐỔI VỊ TRÍ THƯỜNG XUYÊN NHƯNG VẪN NẰM TRONG PHẠM VI KHUYẾN NGHỊ.
  • CHÂN CHÉO THAY THẾ.
  • TRÁNH UỐN CONG SANG MỘT BÊN.
  • TRÁNH UỐN CONG VỀ PHÍA TRƯỚC.
  • KHÔNG NGỒI QUÁ 50 PHÚT MỘT LẦN.

 

Ghế làm việc:

 

  • ĐẢM BẢO RẰNG CHỖ NGỒI CÓ CHIỀU RỘNG TỐI THIỂU LÀ 40 CM.
  • CHỌN TỰA LƯNG CÓ ĐƯỜNG VIỀN THEO CHIỀU DỌC VÀ CHIỀU NGANG.
  • SỬ DỤNG LỚP PHỦ GHẾ BẰNG VẢI CHỐNG TRƠN VÀ THOÁNG KHÍ.
  • CHỌN ĐỆM GHẾ CÓ ĐỘ DÀY KHOẢNG 2-3 CM.

 

 

 

  • VỚI KHÔNG GIAN NHỎ CÓ THỂ DÙNG GHẾ GẤP VÀ CẤT GỌN KHI KHÔNG DÙNG ĐẾN.
  • ĐẢM BẢO RẰNG GHẾ CÓ HỖ TRỢ LƯNG.
  • SỬ DỤNG PHẦN TAY GHẾ NẾU CẦN THIẾT.
  • CUNG CẤP GHẾ CHO CÁC MỤC ĐÍCH NGHỈ NGƠI NGAY CẢ KHI CHỈ ĐỨNG ĐỂ LÀM VIỆC.

 

 

 

Thay đổi tư thế làm việc đứng/ngồi

Thường xuyên thay đổi vị trí của cơ thể, bao gồm xen kẽ giữa ngồi và đứng, giúp tránh mệt mỏi.

 

  • ĐIỀU CHỈNH BỀ MẶT LÀM VIỆC ĐẾN ĐỘ CAO THÍCH HỢP CHO NGƯỜI SỬ DỤNG. 
  • SỬ DỤNG GHẾ XOAY HOẶC GHẾ THAY THẾ VỚI CHIỀU CAO GHẾ NGỒI CÓ THỂ ĐIỀU CHỈNH ĐƯỢC.
  • ĐIỀU CHỈNH CHIỀU CAO CỦA GHẾ LÊN 25-35 CM BÊN DƯỚI BỀ MẶT LÀM VIỆC.
  • SỬ DỤNG CHÂN ĐẾ CÓ CHIỀU CAO 40-50 CM.

 

 

 

Bề mặt làm việc một nửa vòng tròn

 

  • SẮP XẾP CÔNG VIỆC TRONG MỘT NỬA VÒNG TRÒN.
  • SỬ DỤNG GHẾ XOAY HOẶC GHẾ THAY THẾ ĐỂ GIẢM XOẮN CƠ THỂ, ĐỂ CHO PHÉP DI CHUYỂN DỄ DÀNG, VÀ GIẢM CHUYỂN ĐỘNG TỪ BÊN NÀY SANG BÊN KIA.
  • SỬ DỤNG BẢNG LÀM VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỘ DỐC ĐỂ GIẢM UỐN LƯNG, VÀ ĐỂ THẲNG LƯNG TRONG KHI NGỒI HOẶC ĐỨNG.

 

 

 

Thiết kế nơi làm việc phải phù hợp với cơ thể của người lao động và cung cấp hỗ trợ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau.

Nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi độ cao bề mặt làm việc khác nhau:

 

  • CÔNG VIỆC CHÍNH XÁC, CHẲNG HẠN NHƯ VIẾT HOẶC LẮP RÁP ĐIỆN TỬ - KHOẢNG 5 CM TRÊN CHIỀU CAO KHUỶU.
  • CÔNG VIỆC NHẸ, VÍ DỤ NHƯ DÂY CHUYỀN LẮP RÁP, KHOẢNG 5-10 CM DƯỚI ĐỘ CAO KHUỶU TAY.
  • CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, YÊU CẦU LỰC, KHOẢNG  20-40 CM DƯỚI ĐỘ CAO KHUỶU TAY.

 

 

Tài liệu tham khảo:

  1. http://ergo.human.cornell.edu/cuesitstand.html
  2. http://ergo.human.cornell.edu/CUESitStandPrograms.html
  3. https://www.ccohs.ca/oshanswers/ergonomics/standing/sit_stand.html
  4. http://www.ccohs.ca/oshanswers/ergonomics/standing/standing_basic.html
  5. http://www.ccohs.ca/oshanswers/ergonomics/sitting/sitting_position.html
02439714361

Về đầu trang