13.04.2017 730
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 2753/LĐTBXH-BHLĐ NGÀY 01 THÁNG 8 NĂM 1995 VỀ VIỆC
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC
ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Kính gửi: Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết một số điều của Bộ luật; để xây dựng hệ thống chức danh nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã triển khai thực hiện thí điểm ở 7 bộ, ngành (Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Giao thông vận tải, Xây dựng, Năng lượng, Bưu điện). Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan nói trên đã có sự phối hợp chặt chẽ để tiến hành ở một số đơn vị này. Giai đoạn I đã đạt được những kết quả thiết thực, cụ thể đã tổng hợp được 6 nghề, công việc thuộc loại điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 265 nghề, công việc thuộc loại điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên, qua thực hiện ở giai đoạn I cho thấy, phương pháp và tổ chức thực hiện còn một số tồn tại như:
- Việc dùng phương pháp khoa học để đánh giá và phân loại điều kiện lao động là đúng đắn, nhưng chỉ dùng một phương pháp này thì chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế, mà cần phải có thêm phương pháp khác.
- Về tổ chức thực hiện thì chưa có hướng dẫn kỹ cách đo đạc các số liệu theo quy định chung và việc tổ chức giám sát chưa chặt chẽ nên khi xác định nghề ở nhiều ngành cũng còn gặp một số khó khăn.
Để khắc phục các tồn tại nói trên và giúp các bộ, ngành xác định điều kiện lao động của nghề hoặc công việc một cách khách quan trên cơ sở pháp luật quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, các ngành chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý tiến hành xác định nghề và công việc theo phương pháp kèm theo Công văn này, tổng hợp kết quả và gửi về Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét để ban hành.
Đề nghị các bộ, ngành quan tâm thực hiện để sớm ban hành toàn bộ danh mục nghề, công việc nói trên trong năm 1995
HƯỚNG DẪN
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(KÈM THEO CÔNG VĂN SỐ 2753/LĐTBXH-BHLĐ NGÀY 01/8/1995
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI)
Việc xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực hiện theo các nội dung sau đây:
PHẦN I
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ HỆ THỐNG DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ
ĐẶC BIỆT, NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Đánh giá hiện trạng các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện tại theo các nội dung sau:
PHẦN II
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT
NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Mục đích là xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vì vậy chỉ đánh giá phân loại các nghề công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong quá trình xác định đối tượng có thể dựa trên danh mục (đã kể ở phần I đã loại bỏ các trường hợp bất hợp lý) hoặc bổ sung các trường hợp khác nếu thấy cần thiết (bao gồm cả những nghề, công việc mới phát sinh).
Căn cứ hệ thống phân loại lao động ban hành theo Quyết định số 278 LĐ/QĐ ngày 13/11/1976 của Bộ Lao động (cũ) và các văn bản bổ sung của Bộ, ngành trong những năm qua đã được quy định trong hệ thống thang bảng lương, phụ cấp độc hại, bồi dưỡng hiện vật.... có thể xác định được những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt NNĐHNH.
Phương pháp này là cơ sở để lập danh mục nghề, công việc trên cơ sở đó đánh giá phân loại theo phương pháp khoa học sẽ nói ở phần sau.
ở phương pháp này chúng ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và phương pháp đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu đó (theo kết quả của đề tài cấp Nhà nước về phân loại điều kiện lao động đã được nghiệm thu năm 1984).
Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động gồm hai nhóm chính:
- Nhóm các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường lao động.
- Nhóm các chỉ tiêu về tâm sinh lý lao động.
Mỗi chỉ tiêu được chia thành các mức độ nặng nhọc, độc hại ứng với một số điểm nhất định
(Xem phụ lục kèm theo)
Điểm tổng hợp được xác định bằng công thức:
(1)
Trong đó:
* Y là điểm tổng hợp các yếu tố
* X là điểm trung bình của các yếu tố.
Căn cứ số điểm tổng hợp đã tính toán ở trên, việc phân loại điều kiện được quy định theo bảng sau:
Điểm (Y) | Y 18 | 18<Y34 | 34<Y46 | 46<Y55 | 55<Y59 | Y>59 |
Điểm (Y) | Y 18 | 18<Y34 | 34<Y46 | 46<Y55 | 55<Y59 | Y>59 |
Loại I: Nhẹ nhàng, thoải mái: giá trị của Y: Y 18
Loại II: Không căng thẳng, không độc hại, song so với loại I phải cố gắng hơn: 18< Y 34
Loại III: Có thể có các chỉ tiêu nặng nhọc, độc hại, nhưng ở trong khoảng tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Các biến đổi tâm sinh lý sau lao động phục hồi nhanh, sức khoẻ không bị ảnh hưởng đáng kể: 34 < Y 46.
Loại IV: Các chỉ tiêu vệ sinh môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; khả năng làm việc bị hạn chế nhất định, cơ thể khoẻ có thể thích nghi nhờ cơ chế điều hoà của hệ thống thần kinh nhưng làm việc nhiều năm trong môi trường này sức khoẻ có thể bị giảm sút: 46 < Y 55.
Loại V: Các chỉ tiêu độc hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần; cường độ vận động cơ bắp lớn; độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh cao. Lao động liên tục kéo dài dẫn đến bệnh lý xấu. Là loại lao động đòi hỏi người lao động có sức khoẻ tốt: 55 < Y 59.
Loại VI: Các chỉ tiêu ở mức giới hạn chịu đựng tối đa của cơ thể. Là loại lao động rất nặng nhọc, độc hại, rất căng thẳng thần kinh - tâm lý. Loại VI bắt buộc phải giảm giờ làm việc và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý mới tránh được các tai biến về bệnh tật. Người lao động phải có sức khoẻ thật tốt: Y > 59.
Trên cơ sở phân loại điều kiện lao động đã nói ở trên. Việc xác định loại lao động được coi là nặng nhọc độc hại nguy hiểm là loại lao động có các yếu tố vệ sinh môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Như vậy, các nghề, công việc có điều kiện lao động loại IV và loại V (Y>46 điểm) thì được xếp vào nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Các nghề, công việc có điều kiện lao động loại VI (Y > 59 điểm) có các chỉ tiêu xấp xỉ ở mức giới hạn chịu đựng tối đa của cơ thể thì được xếp vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Kết hợp hai phương pháp trên cùng với việc lấy ý kiến chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực này để tổng hợp kết quả bảo đảm cả tính khoa học và tính thực tiễn.
III. Tổ chức thực hiện
Việc xây dựng danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là trách nhiệm chính của mỗi ngành. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, cân đối chung để ban hành.
Vì vậy, để thực hiện tốt việc xây dựng danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đề nghị các bộ, ngành thực hiện theo các bước sau đây:
Danh mục nghề này cần được trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Yêu cầu mỗi nghề, công việc phải chọn ít nhất là 6 chỉ tiêu đặc trưng.
Các số liệu trong phiếu này phải được xác định theo đúng thường quy kỹ thuật của Bộ Y tế ban hành năm 1993 và do cơ quan y tế có thẩm quyền, cơ quan chức năng quản lý Nhà nước của bộ, ngành ghi, ký tên, đóng dấu.
Để lập danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH, ta chỉ xác định nghề, công việc có số điểm tổng hợp về điều kiện lao động từ 46 điểm trở lên và phân loại như sau:
Loại IV đạt số điểm: 46 < Y 55
Loại V đạt số điểm: 55 < Y 59
Loại VI đạt số điểm: 59 < Y
- Những nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải đạt trên 59 điểm.
- Những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải đạt trên 46 điểm.
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp đánh giá phân loại lao động theo hệ thống các chỉ tiêu điều kiện lao động có thể chưa hoàn toàn chính xác còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan khi đo đạc các yếu tố điều kiện lao động vì vậy để hoàn chỉnh danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần phải lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về quản lý, kỹ thuật của lĩnh vực này.
Việc lập danh mục này phải bảo đảm cân đối trong nội bộ một ngành và các ngành liên quan. Kết quả được lập theo mẫu số 2 kèm theo.
Đề nghị các bộ, ngành báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế những nội dung sau đây:
Đề nghị các Bộ, ngành triển khai thực hiện sớm, trong quá trình thực hiện Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế sẽ có các chuyên gia giúp đỡ về nghiệp vụ; giám sát trong quá trình thực hiện, đồng thời sẽ kiểm tra lại một số số liệu cần thiết trước khi tổng hợp ban hành.
Mẫu số 1
Theo hướng dẫn công văn 2753/LĐTBXH ngày 1/8/1995
Phiếu ghi kết quả đo đạc và tổng hợp các yếu tố
đặc trưng về điều kiện lao động
Nghề, công việc:
Đơn vị khảo sát:
Tổng số lao động trong nghề: Trong đó nữ:
Tổng số doanh nghiệp có nghề:
Số thứ tự | yếu tố | Kết quả khảo sát | Thời gian tiếp xúc (%) | Điểm | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
xij: Xếp loại:
n:
x:
Y:
Cơ quan quản lý Nhà nước của Bộ, ngành (Ký tên đóng dấu) | Ngày..... tháng.... năm 1995 Cơ quan y tế (Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 2
Theo hướng dẫn Công văn 2753/LĐTBXH ngày 1/8/1995
Bộ, ngành
............
Bảng tổng hợp đánh giá phân loại lao động
Số TT | Tên nghề, công việc | Đặc điểm điều kiện lao động | Phân loại theo 278 | Đánh giá phân loại | Đề nghị xếp loại mới | Ghi chú | |
|
|
|
| Điểm | Loại |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..... Ngày... tháng... năm 199.....
Thủ trưởng bộ, ngành
(Ký tên, đóng dấu)
Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động
(Ban hành kèm theo Công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ ngày 01/8/1995
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
STT | Chỉ tiêu về điều kiện lao động | Mức xếp điểm của từng chỉ tiêu | |||||
|
| 1 điểm | 2 điểm | 3 điểm | 4 điểm | 5 điểm | 6 điểm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| Nhóm chỉ tiêu về môi trường lao động |
|
|
|
|
|
|
1 | Vi khí hậu |
|
|
|
|
|
|
| 1.1. Nhiệt độ không khí 0oC |
|
|
|
|
|
|
| a. Làm việc trong nhà: |
|
|
|
|
|
|
| - Tiểu khí hậu nóng | 20 - 22 | > 22 - 27 | > 27 - 32 | > 32 - 40 | > 40 - 46 | > 46 |
| - Tiểu khí hậu lạnh | 22 - 20 | < 20 - 18 | < 18 - 11 | < 11 - 0 | < 0 - 10 | < - 10 |
| - Độ chênh lệch trong phòng cao hơn ngoài trời |
|
|
|
|
|
|
| b. Làm việc ngoài trời được 4 điểm |
| dưới 1 | 1 - 5 | > 5 - 8 | > 8 - 14 | > 14 |
| 1.2. Bức xạ nhiệt (Cal/cm2/phút) | - | - | tới 0,5 | > 0,5 - 2 | > 2 - 5 | > 5 |
| 1.3. Độ ẩm, tốc độ gió: |
|
|
|
|
|
|
| - Độ ẩm > 90%; V gió = 0 m/gy thì nâng điểm của nhiệt độ thêm 1 điểm. |
|
|
|
|
|
|
2 | áp lực không khí: |
|
|
|
|
|
|
| 2.1. Vượt áp lực khí quyển bình thường atm | - | - | 0,2 - 0,6 | 0,7 - 1,8 | 1,9 - 3,0 |
|
| 2.2. Giảm áp lực không khí: độ cao nơi làm việc so với mặt biển (m) | 100 | > 100 - 500 | >500-1.000 | >1000-2000 | > 2000 - 4000 | > 3 |
3 | Nồng độ hơi khí độc lớn hơn so với mức quy định của TCVS (lần) | - |
| 1 - 5 | > 5 - 10 | > 10 - 30 | > 30 |
4 | Nồng độ bụi lớn so với mức quy định của TCVS (lần) | - |
| 1 - 5 | > 5 - 20 | > 20 - 50 | > 50 |
5 | Tiếng ồn trong sản xuất vượt TSVS (dBA) | - |
| 1 - 5 | 6 - 10 | 11 - 20 | > 20 |
6 | Siêu âm vượt mức TCVS (dB) | - |
| 1 - 3 | 4 - 6 | 7 - 9 | > 9 |
7 | Rung xóc vượt TCVS |
|
|
|
|
|
|
| - Gia tốc m/s2 | TCVS | 1 - 1,4 | > 1,4 - 2 | > 2 - 2,8 | > 2,8 - 4 | > 4 |
| - Vận tốc cm/s |
| dưới TCVS | đạt TCVS | 1,5 - 2 | > 2 - 3 | > 3 |
8 | Bức xạ điện từ giải tần số Radio vượt mức TCVS |
|
|
|
|
|
|
| 8.1. Sóng cao tần và siêu cao tần: | - |
|
|
|
|
|
| - Điện trường V/m | - | đạt TCVS | 1 - 10 | > 10 - 20 | trên 20 | - |
| - Từ trường A/m | - | đạt TCVS | 1 - 5 | > 5 - 10 | trên 10 | - |
| 8.2. Sóng cực ngắn (giải các sóng dm, cm, mm): Mật độ năng lượng dòng công suất: mkW/cm2 | - | đạt TCVS | 1 - 15 | > 15 - 30 | trên 30 | - |
9 | Bức xạ ion hoá |
|
|
|
|
|
|
| 9.1. Vượt liều cho phép chiếu xạ nghề nghiệp rem/năm |
| đạt TCVS | 1 - 5 | > 5 - 10 | > 10 - 15 | Trên 15 |
10 | Các sinh vật có hại |
|
|
|
|
|
|
| 10.1. Vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, côn trùng... |
| Gây bệnh nhẹ, chữa khỏi | Gây bệnh nặng có biện pháp phòng chữa bệnh tin cậy | Gây bệnh rất nguy hiểm, có biện pháp phòng chữa tin cậy | Gây bệnh rất nguy hiểm, chưa có biện pháp phòng và chữa chắc chắn |
|
| 10.2. Sinh vật lớn: thực vật, động vật ốm, ác thú, rắn độc, người ốm có bệnh nguy hiểm | nt | nt | nt | nt | nt | nt |
| Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động |
|
|
|
|
|
|
11 | Mức tiêu hao năng lượng cơ thể |
|
|
|
|
|
|
| - Tính theo Kcal/ca làm việc | dưới 900 | 900 - 1270 | 1.271-1.790 | 1.791-2.180 | 2.181-2.350 | > 2.350 |
12 | Biến đổi tim mạch và hô hấp khi làm việc: |
|
|
|
|
|
|
| 12.1. Tần số mạch trung bình |
|
|
|
|
|
|
| - Lấy bình quân của nhóm trong suốt ca lao động (nhịp/phút) | dưới 74 | 74 - 80 | 81 - 85 | 86 - 100 | 101 - 120 | >120 |
13 | Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: |
|
|
|
|
|
|
| - Giảm sức bền cơ bắp so với trước khi làm việc % | - | đến 5 | > 5 - 20 | > 20 - 50 | > 50 - 70 | > 70 |
14 | Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc: |
|
|
|
|
|
|
| 14.1. Làm trên giá cao hay dây treo (so với mặt sàn làm việc) | - | - | Cao tới 5m | Cao hơn 5m | Cao hơn 5m, treo người trên dây |
|
| 14.2. Làm ở địa hình đồi núi dốc (độ) | 0 | > 0 - 10 | > 10 - 15 | > 15 - 30 | > 30 - 45 | > 45 |
| 14.3. Tư thế làm việc | Thoải mái, nhẹ nhàng | Thoải mái, di chuyển vật nặng trên 5kg | Kém thoải mái, ngồi hoặc đứng, chân tay và thân ở vị trí thuận lợi | Gò bó, chật hẹp hơn 50% ca lao động, có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom | Gò bó, chật hẹp, cúi khom, quỳ, nằm ngửa - di chuyển vật nặng hơn 50% ca lao động |
|
| 14.4. Làm việc ở tư thế cúi khom | - | - | Góc cúi đến 30o tới 50%ca hoặc cúi đến 60o tới 25% ca | Góc cúi đến 30o quá 50% ca hoặc cúi đến 60otới 50%, hoặc cúi 90otới 25% ca | Góc cúi tới 60oquá 50% ca hoặc cúi 90otới 50% ca |
|
| 14.5. Làm việc phải cúi gặp thân mình nhiều lần | - | Góc cúi tới 30o, 50 lần/ca | Góc cúi tới 30o, 51-300 lần/ca, cúi 60o dưới 100 lần/ca | Góc cúi tới 30o, trên 300 lần/ca, tới 60o, 100-300 lần/ca, cúi 90o tới 100 lần/ca | Góc cúi 60ođến > 300 lần/ca, cúi 90o>100 lần/ca |
|
| 14.6. Phải đi lại trong lúc làm việc, km/ca (có mang vác > 5kg; có thao tác > 25% ca) | 4 | > 4,0 - 7 | > 7 - 10 | > 10 - 17 | > 17 - 25 |
|
15 | Nhịp điều cử động, số lượng động tác trong 1 giờ của: |
|
|
|
|
|
|
| - Lớp chuyển động nhỏ: ngón tay, cổ tay, cẳng tay | dưới 1000 | 1.000-2.000 | >2.000-3.000 | >3.000-4.000 | >4.000>1.000 |
|
| - Lớp chuyển động lớn: vai, cánh tay, cẳng chân | dưới 250 | 250 - 500 | >500-750 | >750-1000 | >1.000 |
|
16 | Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây truyền |
|
|
|
|
|
|
| Thời gian lặp lại thao tác (gy) |
| trên 30 | 30 - 20 | 19 - 10 | dưới 10 |
|
17 | Căng thẳng thị giác |
|
|
|
|
|
|
| 17.1. Độ lớn chi tiết cần phân biệt khi nhìn (mm) | trên 5 | 5 - 1,0 | <1 - 0,5 | < 0,5 - 0,03 | <0,3 |
|
| 17.2. Độ chiếu sáng dưới TCVS (Lux) do yêu cầu công nghệ hoặc điều kiện kỹ thuật không thể khắc phục được. | tới 30 | >30 - 50 | > 50 - 100 | > 100 - 150 | > 150 |
|
| 17.3. Tăng TGPX thị-vận động % (so với đầu ca) | tới 25 | >25 - 35 | > 35 - 45 | > 45 - 55 | > 55 |
|
18 | Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh |
|
|
|
|
|
|
| 18.1. Số đối tượng phải quan sát đồng thời | dưới 5 | 5 - 10 | 11 - 25 | 26 - 30 | > 30 |
|
| 18.2. Thời gian quan sát (% ca) | dưới 25 | 25 - 50 | 51 - 75 | 76 - 90 | trên 90 | - |
| 18.3. Tăng TGPX thính - vận động (%) (so với đầu ca; chỉ công việc có tiếng ồn). | tới 25 | > 25 - 35 | > 35 - 45 | > 45 - 55 | > 55 | - |
| 18.4. Tăng thời gian làm tert chú ý % (so với đầu ca) | tới 25 | > 25 - 35 | > 35 - 45 | > 45 - 55 | > 55 | - |
19 | Mức gánh tải thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học) | - | tới 75 | 76 - 175 | 176 - 300 | trên 300 | - |
20 | Mức hoạt động não lực khi làm việc | - | Giải quyết công việc đơn giản | Giải quyết công việc phức tạp | Giải quyết CV rất phức tạp phải tìm kiếm thêm t.tin | Hoạt động sáng tạo tích cực tìm kiếm thông tin trong điều kiện bất định đòi hỏi KL lớn trí nhớ tức thời và lâu dài. |
|
| 20.1. Giảm dung lượng nhớ % sau ca lao động so với trước ca | 1 - 5 | > 5 - 15 | > 15 - 30 | > 30 - 45 | > 45 |
|
21 | Mức căng thẳng thần kinh tâm lý trong tiến trình ca. | Làm việc theo kế hoạch giao bầu không khí tâm lý thuận lợi | Làm theo kế hoạch trên giao có thể tự điều hoà hoàn cảnh tâm lý thuận lợi | Làm việc phức tạp liên quan đến người | Làm việc phức tạp thời gian ít, trách nhiệm vật chất cao liên quan đến nhiều người | Phải thực hiện những quyết định khẩn cấp khi thiếu thời gian hoặc trong tình huống nguy hiểm, nguy hiểm trực diện, có trách nhiệm về sự an toàn cho người và tài sản trong điều kiện nguy hiểm |
|
22 | Chế độ lao động |
|
|
|
|
|
|
| 22.1. Làm việc ca kíp | - | - | 2 ca | 3 ca | > 70% thời gian của ca là làm đêm |
|
| 22.2. Thời gian lao động liên tục mỗi ca (giờ) | - | tới 8 | 9 - 11 | 12 |
|
|
Một số điểm lưu ý khi khảo sát đo đạc các số liệu
- Gánh nặng môi trường
- Gánh nặng thể lực
- Căng thẳng thần kinh tâm lý
- Tính chất nguy hiểm (nếu có)
- Các nghề và công việc làm trong phòng điều hoà hoặc ở những nơi có hệ thống cấp lạnh được đánh giá theo hai giải nhiệt độ.
- Các nghề và công việc làm ngoài trời được đánh giá là 4 điểm.
- Còn các vị trí làm việc khác như: trong nhà, xưởng, ở những nơi có nguồn sinh nhiệt.... được xác định theo độ chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (đo trong bóng râm).
Về đầu trang