viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG CẢM XÚC VÀ BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

13.04.2017 457

MỐI LIÊN QUAN GIỮA TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG CẢM XÚC

VÀ BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN

                                          Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Tùng Linh*, Nguyễn Duy Bảo

             Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

            *Học viện quân y

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái căng thẳng cảm xúc và biến thiên nhịp tim ở người lao động điều khiển. 66 nam lao động điều khiển đã được đánh giá trạng thái căng thẳng cảm xúc bằng “bảng tự đánh giá stress dành cho người châu Á” (SAS), chỉ số chất lượng cuộc sống (WHO), tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (CFF), trí nhớ hình và ghi Holter điện tim 24 giờ bằng hệ thống máy ghi Holter điện tim MSC-8800 Holter Monitoring cài phần mềm phân tích dữ liệu MSI (Mỹ). Trong quá trình ghi Holter điện tim các đối tượng hoạt động lao động bình thường. Phân tích các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian và theo phổ tần. Kết quả cho thấy giảm hầu hết các chỉ số biến thiên nhịp tim ở nhóm có trạng thái căng thẳng cảm xúc cao hơn so với nhóm có trạng thái căng thẳng cảm xúc thấp hơn. Tăng tỷ số LF/HF ở nhóm có trạng thái căng thẳng cảm xúc cao hơn so với nhóm có trạng thái căng thẳng cảm xúc thấp hơn có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ sự tăng điều tiết của hệ giao cảm.

Từ khoá: Biến thiên nhịp tim, căng thẳng, lao động điều khiển

 

MENTAL WORKLOAD AND OPERATOR’S HEART RATE VARIABILITY 

                                      Nguyen Thu Ha, Nguyen Tung Linh*, Nguyen Duy Bao                                                                         National Institute of Occupational and Environmental Health
                                                                         *Military Institute of Medicine
 
This study was carried out to determine mental workload and operators’s Heart Rate Variability (HRV). 32 man operators were assessed mental workload by SAS (stress assessment score for Asian) questionnaire, Who (five) well-being index (1998), Critical Flicker Frequency, memory test and were recorded by ECG Holter MSC-8800 Holter Monitoring with Medical Systems International software (USA). During recorded time by ECG Holter, operators worked as usual. Analysis HRV by time-domain measurements and frequency domain measurements. The results showed that decreased HRV among higher mental workload operators in comparison with lower mental workload operators. Increased LF/HF among higher mental workload operators in comparison with lower mental workload operators statistics significantly, it demonstrated increasing sympathetic activities among high mental workload operators.
 
Key words: Heart Rate Variability, Mental workload, Operator
02439714361

Về đầu trang