13.04.2017 932
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
Từ “Ecgônômi” xuất phát từ gốc Hy lạp: Ergo - có nghĩa là lao động; Nomos - qui luật. Theo định nghĩa của Hội Ecgônômi quốc tế (IEA): Ecgônômi là khoa học liên ngành, được cấu thành từ các khoa học về con người để phù hợp công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người. Ecgônômi được coi là khoa học ứng dụng, có mục đích làm phù hợp các yêu cầu của sản phẩm, công việc và chỗ làm việc với người sử dụng. Mục đích quan trọng của Ecgônômi là quan tâm đến các yếu tố con người khi thiết kế và hoàn thiện trang thiết bị máy móc, hệ thống, môi trường và đồ vật con người sử dụng, vận hành. Trong lao động, ecgônômi là lĩnh vực kiến thức, nghiên cứu tổng hợp hoạt động lao động của con người trong mối liên quan với kỹ thuật máy móc và môi trường nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động, sức khoẻ an toàn và sự thoải mái. Murrell, 1965, đã định nghĩa ngắn gọn là: Ecgônômi là khoa học nghiên cứu mối liên quan giữa con người và môi trường lao động.
An toàn vệ sinh lao động - Sức khỏe nghề nghiệp luôn là mục tiêu được quan tâm đặc biệt. Để đảm bảo An toàn vệ sinh lao động - Sức khỏe nghề nghiệp cần phải xác định các yếu tố nguy cơ trong lao động, từ đó có các giải pháp cải thiện Ecgônômi phù hợp. Nhiều tổ chức, cơ quan đã đưa ra các tài liệu hướng dẫn cụ thể xác định từng loại yếu tố nguy cơ: Năm 2010 IEA (International Ergonomic Asociation) và ICOH (International Commission on Occupatinal Health) đã xuất bản tài liệu “Hướng dẫn Ecgônômi về y học lao động ở các nước công nghiệp đang phát triển”. Tài liệu này cũng đã chỉ ra:
Các yếu tố nguy cơ có thể có từ phía:
- Người lao động. Đó là năng lực và những hạn chế của họ: có được đào tạo khi làm việc hay không, kỹ năng làm việc cũng như kinh nghiệm trong công việc. Khả năng thể lực và tuổi tác cũng là các yếu tố đáng được quan tâm
Thiết kế công việc: Yêu cầu công việc như: Gánh nặng lao động, khoảng thời gian của các thao tác, gánh nặng cơ đặc biệt là đối với các công việc lặp lại và thời gian trong ca lao động; Các tư thế lao động có nhiều yếu tố nguy cơ có thể kể tới như: tay cao qua đầu; cúi, với về phía trước; quỳ hoặc luồn; các hoạt động phải xoay người; Yêu cầu về trí tuệ như: Các hiểu biết và đào tạo về kỹ thuật mới, trách nhiệm với công việc, do yêu cầu của công việc và thái độ cần phải ra quyết định
- Thiết kế các trang thiết bị nơi làm việc. Đó là việc xác định tư thế lao động và các chuyển động hoặc cách sắp xếp nơi làm việc; các thông tin được trình bầy và cần kiểm soát ví dụ mặt đồng hồ, các nút bấm và công tắc; các thiết kế lựa chọn và duy trì công cụ; đánh giá về máy móc và cơ thể con người; điều kiện nơi làm việc như mặt bằng trơn, trượt, máy móc không an toàn, làm việc ở độ cao mà không có che chắn hoặc che chắn không an toàn
- Thiết kế môi trường lao động như: Không gian làm việc, đánh giá và sắp xếp công việc; tiếng ồn; điều kiện môi trường nóng, ẩm, bụi, bẩn
- Tổ chức lao động: Lao động ca kíp; quá trình kiểm soát công việc; yêu cầu của công việc (thể lực ho ặc trí tuệ) về chất lượng hoặc số lượng; khuyến khích công nhân; t ập huấn công việc; xem xét lại công việc một cách thỏa đáng; giao tiếp, thảo luận và phản hồ i; nhận ra hiệu quả
Các kỹ thuật sử dụng để đánh giá các yếu tố nguy cơ là:
- Các yếu t ố nổi bật: Tần xuất của nguy cơ (nguy cơ có thường xuyên không, bao nhiêu người tiếp xúc, bao nhiêu người ảnh hưởng do tiếp xúc); sự trầm trọng của nguy cơ (các tổn thương và mố i liên quan với nguy cơ, chi phí cho các thương tổn/ tai nạn hoặc các tổn thương liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn); công việc và các yếu tố cá nhân có thể tạo nên nguy cơ (công việc ngoài trời, gánh nặng công việc, môi trường lao động, tổ chức lao động, đào tạo, khả năng của từng cá thể)
- Các yếu tố đặc biệt quan trọng: Quá trình làm việc, nguyên nhân gây tổn thương, chấn thương, gây đau mỏi
Như vậy khi phân tích Ecgônômi, xác định các yếu tố nguy cơ về an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp cần phải xem xét một cách toàn diện đặc biệt chú ý đến các yếu tố nguy cơ hay gặp xẩy ra các chấn thương trong lao động, các ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp ở người công nhân như các tổn thương hệ cơ xương (rối loạn cơ xương) đặc biệt vùng thắt lưng, tổn thương chi trên...
Đã có nhiều cải thiện Ecgônômi đơn giản nhưng mang lại hiệu quả về an toàn vệ sinh lao động cao như thiết kế ghế ngồi phù hợp với đặc điểm nhân trắc của công nhân may đã giảm đau mỏi cơ và thắt lưng; làm bàn quay ở độ cao hợp lý để đánh vecni ở xưởng mộc đã giảm căng thẳng và đau mỏ i cơ; làm giá hứng nguyên vật liệu tránh rơ i xuống sàn để công nhân không phải cúi xuống nhặt, đồng thời vệ sinh công nghiệp tốt hơn ở xí nghiệp sản xuất túi da; làm bàn ghế phù hợp ở vị trí hàn ở 1 xí nghiệp sản xuất ô tô đã giúp công nhân tránh được tư thế xấu (ngồi xổm, cúi vẹo người) khi ngồi hàn. Ở một xí nghiệp sản xuất đồ gỗ, công nhân ngồi làm việc trên những ghế không phù hợp đã gây đau mỏi lưng, ngoài ra ghế cồng kềnh khó vận chuyển đến vị trí khác. Sau khi thiết kế lại ghế gỗ nhẹ có đệm lót có thể thay đổi được chiều cao chỉ phải chi phí 10 đôla cho 5 ghế nhưng đã giảm phàn nàn đau lưng của công nhân, đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên. Tại vị trí làm khuôn đúc ở ấn độ, thiết kế ghế ngồi hợp lý giúp cho công nhân tránh được tư thế phải ngồi xổm khi làm việc và dễ với tới hơn, vị trí lao động gọn gàng vệ sinh hơn, chi phí có 40 đôla mà năng suất 1 ca tăng 30%. Cũng tại một xí nghiệp điện tử ở Pakistan, dùng ghế phù hợp điều chỉnh được độ cao đã tăng khả năng nhìn của mắt, giảm đau mỏi cơ thể, tăng hiệu suất công việc 10% .
Ngoài những cải tiến bàn ghế hợp lý, tại các nước đang phát triển, một số phương pháp đơn giản giảm yếu tố độc hại trong sản xuất cũng được áp dụng rộng rãi. Để giảm nhiệt bức xạ từ lò nung nhiệt độ cao ở một phân xưởng sản xu ất Cácbon ho ạt tính ở Srilanca tác động lên công nhân, người ta đã dùng sơn có nhôm sơn mặt ngoài lò nung, dùng tạp dề có sợi nhôm ở mặt ngoài và sợi bông ở mặt trong, có tấm chắn 2 lớp bằng sắt di động trước cửa lò nung. Một trong những phương pháp rất đơn giản làm giảm hẳn nồng độ bụi tại một xí nghiệp xay sát lương thực là dùng túi đay cói buộc vào miệng ống xả bột sắn ngô. Những cải thiện dùng quạt hút đẩy, mở rộng cửa sổ ở những vị trí lao động có các yếu tố độc hại đã cải thiện đáng kể môi trường lao động cho công nhân.
Ngoài những cải tiến trên, tại các nước đang phát triển ở châu Á đã tiến hành một loạt những cải thiện khác tại vị trí lao động như dọn quang và xếp đặt thiết bị gọn gàng bằng cách làm giá có bánh xe để vật liệu và chuyên chở vật liệu trong các xí nghiệp sản xuất kim loại và gỗ; cải tiến thiết kế kéo dài tay cầm tránh đưa tay vào gần máy; cải tiến lắp thêm thiết bị khoá và bộ phận điều khiển thoi máy dệt đã đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh và bảo dưỡng máy; cải tiến chiếu sáng tự nhiên tốt hơn bằng dùng tôn nhựa trong lắp trên mái và định kỳ lau chùi kính, tăng cường chiếu sáng nhân tạo bằng bố trí lại nguồn sáng hợp lý; cải tiến chu kỳ lao động nghỉ ngơi giữa giờ: giảm chu kỳ lao động 1giờ và nghỉ 1 giờ xuống còn lao động 1/2 giờ nghỉ 1/2 giờ tại xí nghiệp cán thép ở Calcuta ấn độ đã làm giảm mệt mỏi và làm giảm khả năng rối loạn nhiệt về mùa hè cho công nhân.
Tại các nước phát triển như Nhật Mỹ, những cải thiện Ecgônômi vị trí lao động, trang thiết bị hợp lý cũng được chú trọng. Nghiên cứu can thiệp Ecgônômi của Gallager Sean(Mỹ) ở mỏ từ 1989 - 1996 đã thành công. Đã có nhiều những cải thiện đơn giản nhưng đem hiệu quả cao như giảm trọng lượng gỗ bằng cách kê gỗ lên và dùng tấm che mưa để giữ gỗ khô; cải tiến ghế ngồi tốt hơn có giảm xóc và đệm tốt hơn; trang bị thiết bị cơ giới và xe cho vận chuyển và nâng vật nặng, thay xẻng sắt bằng xẻng nhôm và làm móc cầm tay vào cán xẻng đã giảm trọng lượng xúc, cải thiện tư thế lao động; bảo dưỡng dụng cụ ngay dưới mỏ không đem lên mặt đất đã tiết kiệm thời gian sức lực cho công nhân. Một số cải tiến thiết kế công cụ khác trong nông nghiệp, trong chế biến thực phẩm của các chuyên gia của viện Sức khỏe và An toàn lao động Mỹ (NIOSH) đã giảm đau mỏi và bệnh cơ xương khớp cho công nhân. Tại một xí nghiệp điện tử ở Mỹ, việc áp dụng các giải pháp Ecgônômi đã mang lại hiệu quả rõ rệt làm cho công nhân thoải mái hơn khi Làm việc và giảm tỷ lệ tai nạn, chấn thương.
Khi điều kiện lao động không được đảm bảo thì ngoài vấn đề tai nạn lao động, người lao động còn phải chịu hậu quả của các bệnh nghề nghiệp mà hầu như đến giờ người ta vẫn chưa tìm thấy các phương thuốc chữa trị. Theo định nghĩa chung nhất bệnh nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý phát sinh do lao động hay do những điều kiện lao động có tác hại nghề nghiệp gây nên. Nhiều bệnh có thể coi là bệnh nghề nghiệp dù những bệnh này gặp cả trong nhân dân nhưng theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh này ở trong những người tiếp xúc cao hơn ở những người không tiếp xúc. Sự gia tăng ô nhiễm môi trường lao động cũng đồng nghĩa với sự gia tăng số người mắc mới bệnh nghề nghiệp.
Các giải pháp Ecgônômi can thiệp để cải thiện điều kiện lao động nhằm đảo bảo an toàn vệ sinh lao động - sức khỏe nghề nghiệp cũng đã được áp dụng ở Việt Nam:
Tạ Tuyết Bình và cộng sự năm 1993 đã áp dụng phương pháp luyện tập thư giãn cho công nhân làm việc trong điều kiện đơn độc, tự động hoá cao dưới công trình ngầm, sau luyện tập các chức năng hô hấp, tim mạch ở công nhân tốt hơn, giảm căng thẳng thần kinh-cảm xúc và một số rối loạn chức năng cơ thể.
Năm 1995, Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cải thiện điều kiện lao động tại xí nghiệp sản xuất ủng cao su Thống nhất, giảm bớt gánh nặng lao động thể lực cho công nhân bằng cách dùng xe đẩy vận chuyển vật liệu nặng thay cho khiêng sọt, dùng máy ép ủng vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm cao hơn, vừa giảm nguy cơ rố i loạn cơ xương do tư thế làm việc xấu phải cúi vẹo người để viền mép ủng bằng thủ công.
Năm 1998, giải pháp can thiệp Ecgônômi được áp dụng tại vị trí lao động cắt ống tiêm của một xí nghiệp dược phẩm và bằng phương pháp tập huấn cho người lao động ở cơ sở, 6 giải pháp cải thiện về an toàn lao động và môi trường làm việc cũng được áp dụng tại dây chuyền sản xuất mì ăn liền thuộc xí nghiệp kinh doanh lương thực Việt Hà.
Trần Thanh Hà năm 2000 đã áp dụng giải pháp cải thiện Ecgônômi tại Công ty Xà phòng Hà Nội để thiết kế vị trí lao động phù hợp với đặc điểm cơ sinh và tâm sinh lý người lao động, tạo điều kiện cho công nhân có thể thay đổi tư thế trong quá trình lao động để giảm mệt mỏi.
Năm 2002, Tôn Thất Khải đã áp dụng phương pháp WIND (work improvement in neighbourhood development) đưa ra những hành động thiết thực dễ thực hiện cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện điều kiện làm việc tại Cần Thơ. Tôn
Thất Khải (2003) cũng đã lồng ghép chương trình WISE vào hệ thống quản lý ILO-OSH 2001 thấy rằng sau một năm thực hiện, ở 15 doanh nghiệp có tổng số 316 cải thiện, trong đó 103 cải thiện do công nhân thực hiện.
Nguyễn Thị Hồng Tú năm 2003 qua nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp can thiệp thiết thực để “nâng cao sức khỏe nơi làm việc” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động cũng như người lao động và cộng đồng hiểu biết về Ecgônômi để cải thiện điều kiện lao động là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, dự phòng các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp và tăng năng suất lao động.
TÀI LIỆU THAM KH ẢO
1 Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Bích Diệp, Trần Thanh Hà (1993), Bước đầu áp dụng phương pháp thư giãn luyện tập cho công nhân vận hành hệ thống tự động trong công trình ngầm, Tạp chí Y học lao động, số 6/1993.
2 Trần Thanh Hà (2000), Can thiệp Ecgônômi để cải thiện điều kiện lao động tại một số vị trí lao động ở công ty xà phòng Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện, 2000
3 Tôn Thất Khải, Tsuyoshi Kawakami (2002), Phát triển tình làng nghĩa xóm để cải thiện điều kiện lao động, Chương trình đào tạo về điều kiện an toàn, sức khoẻ và lao động trong nông nghiệp.
4 Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp, Nhà xuất bản y học
5 Nguyễn Thị Hồng Tú (2003), Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến sức khỏe người lao động và giải pháp can thiệp, Nhà xuất bản y học năm 2003
6 Ergonomics guidelines for occupational health practice in industrially developing countries (2010), ISBN 978-3-935089-16-3 IEA and ICOH 2010
7 Gallagher Sean (1998), Case study: Ergonomics in mining. Ergonomics worshop Hanoi, Vietnam 15-19 December 1998
8 Institute for labor studies, Phillipine (1990), case studies of low cost improving working condition
9 Kogi K., Wai -On -Phoon and Joseph E. Thurman (1988), Low cost ways of improving working condition. 100 examples from Asia, ILO, Geneva, 1988
10 Martin Helander (1995), A guide to the Ergonomics of manufacturing, Linkoping Institute of technology, Sweden and state university of New York at Buffalo, USA, Taylor and Francis,1995
Về đầu trang