viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG

13.04.2017 1662

  1. Các cách đánh giá tư thế lao động

1.1. Khái niệm

          “Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động.

          Có hai tư thế phổ biến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…

          Trong thực tế, có nhiều loại lao động có tư thế khá hợp lý về phương diện nhân trắc cơ sinh nhưng người lao động vẫn luôn phàn nàn về cảm giác đau mỏi cơ do các cơ tham gia vào duy trì tư thế phải chịu gánh nặng vận cơ tĩnh trong thời gian dài, đặc biệt ở những công việc không có khả năng thay đổi tư thế trong quá trình lao động. Để dễ phân biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chia làm hai loại:

- Tư thế lao động bất hợp lý: là tư thế không đảm bảo cho cột sống có độ cong tự nhiên (như phải vuơn người, vẹo trái, vẹo phải, cúi, ngửa đầu…), các góc nằm trong các đoạn cơ thể không nằm trong giới hạn cho phép về mặt cơ sinh.

- Tư thế lao động gò bó: là tư thế tương đối phù hợp với các đặc điểm nhân trắc - cơ sinh nhưng người lao động phải duy trì ở một tư thế trong thời gian dài.

1.2. Các cách đánh giá tư thế lao động

Có nhiều cách để đánh giá tư thế lao động.

1.2.1. Đánh giá tư thế lao động qua số đo góc các đoạn cơ thể

1.2.2. Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS

Để phát hiện nhanh các tư thế bất hợp lý trong lao động, người ta có thể đánh giá ước lượng tư thế lao động bằng hệ thống phân tích tư thế Ovako của Thụy Điển: phương pháp OWAS (Ovako Working Posture Analysis System).  Đánh giá tư thế lao động theo OWAS nhằm mục tiêu đánh giá tư thế đó có thuộc loại cấp bách cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh ngay không.

Có 2 cách đánh giá:

- Phương pháp thứ nhất: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS không tính đến trọng lượng vật cầm.

- Phương pháp thứ hai: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS có tính đến trọng lượng vật cầm.

 

  1.                                 Nguyễn Thu Hà

                                        Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgonomi

                                      Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

02439714361

Về đầu trang