13.04.2017 1978
1.1. Khái niệm vị trí lao động
Vị trí lao động là không gian được trang bị các phương tiện cần thiết (như máy móc, thiết bị, phương tiện thông tin, các bộ phận điều khiển, bàn, ghế...) để một người hoặc một nhóm người thực hiện hoạt động lao động của mình.
2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi thiết kế vị trí lao động
2.2.1. Thiết kế không gian vị trí lao động phù hợp với người lao động
2.2.2. Thiết kế vị trí lao động an toàn và giảm các yếu tố bất lợi với người lao động
2.3. Một số nguyên tắc ecgônômi khi thiết kế vị trí lao động đứng và ngồi
2.3.1. Lao động đứng
* Những thuận lợi của lao động đứng
- Có thể phát huy lực lớn hơn
- Di động dịch chuyển được nhiều hơn
- Vùng với tới của tay được rộng hơn (35 cm ở mỗi bên của cơ thể)
- Có thể bê được những vật nặng (nặng trên 4,5 kg)
* Những bất lợi của lao động đứng
- Đòi hỏi gắng sức cơ tĩnh để duy trì các khớp ở chân, đầu gối và đùi khi đứng
- Diện tích chân đế nhỏ hơn (là diện tích 2 bàn chân) so với tư thế ngồi (là diện tích của chân ghế) nên tư thế đứng kém bền vững hơn.
- Yêu cầu tiêu hao năng lượng lớn hơn
* Điều kiện để đảm bảo tư thế đứng tối ưu
- Giữ thân mình thẳng, chân đế phân bố đều cả 2 chân
- Có khả năng thay đổi được tư thế
- Có khả năng nghỉ ngắn ở tư thế ngồi
- Không sử dụng bàn đạp (khi cần phải dùng thì thì hạn chế số bàn đạp đến mức tối đa và dễ thao tác).
- Có không gian vận động thích hợp
2.3.2. Lao động ngồi
Tư thế lao động ngồi là tư thế lao động chính phổ biến và thuận lợi hơn so với tư thế đứng, tuy nhiên cần phải có ghế ngồi tốt phù hợp với công việc và người lao động. Ghế ngồi tồi, thiết kế không phù hợp sẽ gây nên các vấn đề cho cột sống, cho hệ tuần hoàn, và các vấn đề về hô hấp.
* Những thuận lợi của lao động ngồi
- Ít mệt mỏi hơn so với lao động đứng; chỉ cần chống đỡ cho thân để duy trì tư thế ngồi
- Có mức độ vững chắc cao
- Có khả năng tốt hơn thực hiện những công việc đòi hỏi chính xác và tinh xảo
- Sử dụng được cả 2 chân để thao tác điều khiển bằng chân
- Thao tác điều khiển chân được chính xác
- Phát huy lực lớn trong điều khiển bằng chân
* Những bất lợi của lao động ngồi
- Ngồi làm việc lâu và liên tục gây nên mệt mỏi (như bất kỳ tư thế kéo dài nào)
- Có thể gây ra đau vùng thắt lưng ( khi ngồi xuống xương chậu sẽ quay ra sau tạo nên thế gù – kyphosis- của cột sống ngược lại với thế ưỡn lưng – lordosis- khi đứng thẳng).
* Điều kiện để đảm bảo tư thế ngồi tối ưu
- Có khả năng thay đổi được tư thế
- Ghế ngồi tốt (có hình dáng và kích thước thích hợp phù hợp với công việc, có khả năng điều chỉnh được chiều cao, có tựa lưng...).
- Có tỷ lệ chiều cao giữa ghế ngồi và mặt bàn làm việc thích hợp
- Có kích thước vùng vận động cho chân thích hợp
- Có giá kê chân
2.1. Chiều cao bề mặt làm việc
2.1.1. Bất hợp lý về chiều cao bề mặt làm việc
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao bề mặt làm việc.
2.2. Vùng làm việc
Cần xem xét vị trí lao động có đảm bảo việc thực hiện các thao tác lao động trong vùng tiếp cận của trường vận động hay không?
Có 3 loại vùng tiếp cận của trường vận động:
- Vùng tiếp cận của trường vận động
- Vùng dễ tiếp cận của trường vận động
- Vùng tiếp cận tối ưu
2.3. Vùng không gian để chân
Đặc biệt cần được quan tâm ở các vị trí lao động ngồi. Vùng không gian để chân ở dưới mặt bàn và ghế ngồi cần được bố trí đủ cho việc di chuyển của chân.
2.4. Góc nhìn và tầm nhìn
2.4.1. Góc nhìn
2.4.2. Tầm nhìn
Bảng kiểm Ecgônômi được xây dựng nhằm mục tiêu rà soát, phát hiện các vấn đề, các yếu tố nguy với người lao động tại mỗi vị trí lao động để tìm ra giải pháp thực tiễn cải thiện điều kiện lao động trên quan điểm Ecgônômi.
Tài liệu tham khảo
3.Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường , Tài liệu tập huấn lớp “ứng dụng một số kỹ thuật tâm sinh lý lao động và ecgônômi trong đánh giá điều kiện lao động”, Hà Nội, 2007.
4.Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường , Thường qui kỹ thuật y học lao động, vệ sinh môi trường, sức khoẻ trường học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2002.
Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgonomi
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
Về đầu trang