viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

Các bước cần làm để chuẩn đoán bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

16.05.2018 1439

Bước 1. Hỏi chi tiết lịch sử bệnh. Tiền sử và hiện tại các bệnh lý toàn thân, tại mắt, các thuốc đã và đang dùng chữa bệnh, tên thuốc, đường dùng, thời gian…giúp chẩn đoán loại trừ các yếu tố gây đục TTT không do nghề nghiệp.

Bước 2. Khám mắt thông thường: Khám bán phần trước, đo thị lực nhìn xa, đo thị lực nhìn gần, chỉnh kính nếu có tật khúc xạ.

Bước 3Một số xét nghiệm:

  • Đo nhãn áp khi nghi ngờ có tăng nhãn áp.
  • Siêu âm mắt có giá trị khi giác mạc bị đục khó quan sát hình ảnh thể thủy tinh ở phía sau.

Bước 4. Khám mắt bằng sinh hiển vi đèn khe sau khi giãn đồng tử tối đa.

Việc này nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Sau khi đã loại trừ bệnh tăng nhãn áp, tra thuốc giãn đồng tử (tropicamide) đến khi đồng tử giãn tối đa. Khám đèn khe cần ghi rõ biểu hiện đặc trưng, vị trí phạm vi đục TTT theo phương pháp dùng ánh sáng trực tiếp và phương pháp dùng ánh sáng gián tiếp. Kết quả ghi vào sơ đồ sau:



chuan-doan-duc-thuy-tinh-the.jpeg

Bước 5. Chẩn đoán phân biệt

Cần chú ý đến tiền sử chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt và toàn thân, tiền sử sử dụng thuốc (uống, tiêm, tra mắt), kết hợp với các biểu hiện lâm sàng, hình thái đục TTT, vị trí đục nhất là khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp chẩn đoán bệnh.

  1. Đục TTT do tuổi già: đục thường xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng không cân xứng. Đục nhân hoặc đục vỏ, tỷ lệ đục nhân nhiều hơn. Nhân TTT xơ cứng và chuyển màu vàng. Đục TTT thường xuất hiện ở người cao tuổi và tiến triển chậm hơn.
  2. Đục TTT do dùng thuốc: corticosteroid, phenothiazin, amidazon…Đục TTT do thuốc thường gặp là dùng corticosteroid kéo dài. Biểu hiện đục ở dưới bao sau và gây giảm thị lực nhiều. Thuốc có thể dùng nhiều đường: uống, tiêm, nhỏ mắt…Khi chẩn đoán cần khai thác kỹ tiền sử
  3. Đục TTT do bệnh tại mắt: Trong nhóm này thường gặp là đục TTT do viêm màng bồ đào. Đục TTT ban đầu thường xuất hiện ở dưới bao sau. Tuy nhiên có những biến đổi ở mặt trước TTT do lắng đọng sắc tố, tạo màng xơ mạch và lắng đọng calci trên bao trước TTT. Đục TTT thường tiến triển nhanh dẫn đến đục hoàn toàn.

- Đục TTT do Glocom. Bệnh Glocom có thể là nguyên nhân gây đục TTT có thể là biến chứng của đục TTT căng phồng. Nếu do glocom thường thấy đốm trắng xám và lắng đọng sắc tố trên bao trước. Bệnh thường tiến triển nhanh dẫn đến đục hoàn toàn.

  1. Đục TTT do chấn thương.

- Sau chấn thương đụng dập vào mắt: có tiền sử chấn thương vào mắt. Biểu hiện đục TTT thường có dạng hình hoa nằm trước bao sau. Các chấn thương đụng dập thường để lại vòng sắc tố bám trên mặt trước TTT.

- Sau chấn thương xuyên nhãn cầu: có tiền sử chấn thương, có sẹo trên giác mạc. Chấn thương làm xuyên qua bao trước TTT gây ngấm nước vào các sợi TTT nằm quanh vết rách dẫn đến đục vỏ TTT tiến triển dần đục TTT toàn bộ.

đ. Đục TTT do rối loạn chuyển hóa: bệnh đái tháo là nguyên nhân rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất gây đục TTT. Đục nhân và đục vỏ xảy ra sớm hơn người bình thường. Cần khai thác kỹ tiền sử bệnh và xét nghiệm đường máu.

  1. e. Một số nguyên nhân khác: Đục TTT do bỏng hóa chất, bỏng điện…

Bước 6. Đánh giá mức độ đục TTT.

 Sau khi chẩn đoán đục TTT nghề nghiệp cần đánh giá mức độ tổn thương thông qua việc phân giai đoạn của đục TTT và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thị lực. Chú ý: Mức độ giảm thị lực do đục TTT là thị lực sau khi đã loại trừ nguyên nhân giảm thị lực do tật khúc xạ bằng cách chỉnh kính và không tìm thấy các nguyên nhân giảm thị lực khác.

Bước 7. Quy định khi viết chẩn đoán.

Khi viết chẩn đoán cần ghi rõ: đục thể thủy tinh nghề nghiệp do…….đục giai đoạn…..

Vd: Đục thể thủy tinh nghề nghiệp do bức xạ nhiệt, đục giai đoạn 2. 

ThS. BS. Lê Minh Hạnh

Khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Tin liên quan

02439714361

Về đầu trang