viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

Về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quan trắc tác động môi trường trong bệnh viện theo Thông tư 31/2013/TT-BYT và quy định hiện hành trong công tác quản lý chất thải y tế

18.11.2015 417

Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 năm 2014 có nêu 8  nguyên tắc bảo vệ môi trường  trong đó có nguyên tắc:

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường;

1. Hoạt động bảo vệ môi trường:

Bảo vệ môi trường (BVMT) có thể hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trườn, theo  Khoản 3,Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2014, "là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong sạch".

Bảo vệ môi trường có đặc điểm là có phạm vi rộng hoặc có thể nhân rộng được; được thực hiện thường xuyên và liên tục trên mọi quốc gia; nội dung của bảo vệ môi trường phong phú, đa dạng trên nhiều hình thức khác nhau.

2. Quản lý chất thải y tế

Chất thải y tế, theo Tổ chức Y tế thế giới là tất cả các loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, và các hoạt động y tế tại nhà. Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế định nghĩa chất thải y tế là tất cả vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế và bao gồm chất thải thông thường và chất thải y tế nguy hại. Trong đó:

Chất thải y tế nguy hạ  là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ. dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất này không được tiêu hủy an toàn.

Chất thải y tế thông thường  là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly), từ các hoạt động chuyên môn y tế như chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh,...mà không dính máu, dịch sinh học. Cũng bao gồm chất thải phát sinh từ công việc hành chính, chất thải từ các khu vực ngoại cảnh như lá cây...

Quản lý  chất thải y tế, theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra giám sát việc thực hiện.

Một số thành phần công việc được kiểm tra, giám sát việc thực hiện trong hoạt động quản lý chất thải y tế quy định như sau:

  • Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
  • Thu gom chất thải tại nơi phát sinh: là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
 
 

Ảnh 1. Thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại nơi phát sinh

Vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.

Ảnh 2. Vận chuyển chất thải rắn y tế trong BV

Xử lý ban đầu: là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu huỷ.

Xử lý và tiêu huỷ chất thải: là quá trình sử dụng các công nghệ khác nhau nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khoẻ con người và môi trường.

Ảnh 3. Thiêu đốt chất thải rắn y tế bằng lò đốt chuyên dụng trong BV

3. Quan trắc tác động môi trường

Quan trắc môi trường là "Quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thống tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường" (Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Nội dung hoạt động quan trắc môi trường bao gồm: (Theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP - Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường):

§ Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường.

§ Hoạt động quan trắc tại hiện trường bao gồm lấy mẫu, đo, thử nghiệm, và phân tích các thông số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu về để phân tích các thông số tại phòng thí nghiệm.

§ Hoạt động phân tích môi trường bao gồm các hoạt động xử lý mẫu và phan tích các thông số trong phòng thí nghiệm.

Việc thực thực hiện quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo Thông tư 21/2012/TT-BTNMT về Quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường (QA/QC).

Quan trắc tác động môi trường trong bệnh viện theo TT 31:

§ Quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện là hoạt động theo dõi có hệ thống về diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn y tế, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, nước thải y tế tại bệnh viện (gọi tắt là quan trắc môi trường bệnh viện).

§ Quan trắc môi trường không khí là hoạt động quan trắc môi trường không khí bên ngoài các khoa, phòng nhưng nằm trong khuôn viên bệnh viện.

4. Quy định của pháp luật hiện hành (văn bản pháp quy) về hoạt động bảo vệ môi trường và quan trắc tác động môi trường trong bệnh viện.

1) Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 năm 2014, Chương VII  quy định về Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 72: Quy định nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế, trong đó quy định người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 72 này và quy định pháp luật liên quan".

Một số quy định tại Điều 72 liên quan đến hoạt động quản lý chất thải y tế :

- Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn môi trường.

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung.

- Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phảo đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.

·        Chương II, Điều 18 và 19: Quy định về "Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường" và quy định việc "Thực hiện đánh giá tác động môi trường" với kết quả là phải "Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường".

·        Chương IX, Khoản 1, Điều 90: Quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải về công tác quản lý chất thải nguy hại: "chủ nguồn thải CTNH phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh".

·        Chương XII, Điều 125: Quy định các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước

2) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP - Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

·        Chương IV, Điều 12:  Quy định việc thực hiện đánh giá tác động môi trường, trong đó quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (khoản 1). Tại phụ lục II kèm theo Thông tư này quy định thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với : Dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên.

·        Chương VII, Điều 22: Quy định đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3)     Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường: Quy định nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

·        Chương 5 - Chương trình quản lý và giám sát môi trường: Chương trình giám sát môi trường phải được đặt ra cho suốt quá trình thực hiện dự án, được thiết kế theo các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác của dự án (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

4) Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT -  Quy định về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:  Quy định nội dung Đề án bảo vệ môi trường.

·        Chương 4 - Chương trình quản lý và giám sát môi trường: Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:

5) Thông tư 31/2013/BYT-BYT ngày 15/10/2013 quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện

·        Chương 4, Điều 14:  Quy định trách nhiệm của các bệnh viện:

§ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quan trắc môi trường bệnh viện và báo cáo kết quả quan trắc môi trường của bệnh viện theo quy định.

§ Ngoài việc thực hiện các quy định về chế độ báo cáo kết quả quan trắc môi trường bệnh viện tại Thông tư này, các bệnh viện còn phải thực hiện chế độ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chế độ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành gồm có:

§ Quan trắc môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chương XII, Điều 125, Quy định các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định).

§ Theo thông tư số 19/2011/TT-BYT - Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

(Điều 11, Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Tổ chức lập hồ sơ vệ sinh lao động, lập kế hoạch đo, kiểm tra môi trường lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động).

§ Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT - Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Điều 15, Quy định cơ sở y tế phải tiến hành đo kiểm xạ môi trường : "Định kỳ hằng năm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ".

6) Thông tư 36/2015/TT-BTNMT - Về quản lý chất thải nguy hại

·        Chương I, Điều 5: Quy định về nguyên tắc phân định, phân loại CTNH và được căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại.

·        Chương III, Điều 12, Khoản 1: Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thực hiện đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải CTNH.  Trong nội dung II của Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chủ nguồn thải phải liệt kê danh sách các chất thải nguy hại và chất thải thông thường phát sinh thường xuyên kèm theo khai báo các thông tin về trạng thái tồn tại, số lượng phát sinh và mã CTNH. 

7)     Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT - Hướng dẫn Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 6, khoản (6.4: Quy định nội dung chủ yếu của Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, trong đó có các nội dung:

o   Nguồn nước tiếp nhận nước thải;

o   Vị trí nơi xả nước thải;

o   Lưu lượng, phương thức xả nước thải;

o   Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải;

o   Thời hạn của giấy phép.

8) Quy chế Quản lý chất thải y tế, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

·        Quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện) các hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện:

+ Quy định quy trình kỹ thuật quản lý chất thải y tế.

+ Quy định kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý chất thải y tế.

Điều kiện thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường:

1)         Nghị định 127/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường:

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiến họat động dịch vụ quan trắc môi trường: đủ điều kiện quan trắc hiện trường, đủ điều kiện phân tích tại phòng thí nghiệm và có hiệu lực 36 tháng (Chương II, Điều 4).

- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (Chương II, Điều 8 và Điều 9):

+ Có quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.

+ Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện quan trắc môi trường (theo quy định của Thông tư).

+ Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất để thực hiện quan trắc môi trường (Theo quy định của Thông tư).

02439714361

Về đầu trang