viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG

31.05.2017 1404

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG

Đinh Xuân Ngôn

Trưởng Khoa Vệ sinh và An toàn lao động

 

       Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động do đơn vị tiến hành quan trắc thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục III, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.

Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập theo hướng dẫn tại Phụ lục I, Mục 1 ban hành kèm theo Nghị định này.

            Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và tập huấn Quan trắc môi trường lao động cho các đơn vị ở cả 3 Miền nhận thấy: các đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động cơ bản đã áp dụng theo các biểu mẫu của quy định mới. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều sai sót trong nội dung  báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động cũng như tư vấn lập hồ sơ vệ sinh lao động.

Dưới đây là một số sai sót hay gặp và biện pháp khắc phục.

I.Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động

  1. Tên báo cáo

Tên báo cáo đôi khi không được ghi đầy đủ.

Tên báo cáo đầy đủ là: “BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG”.

  1. Phần phương pháp

Không ghi chung chung là đo các yếu tố Vi khí hậu, Ánh sáng, Điện từ trường, Bụi, Hơi khí độc… theo Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và theo các quy định hiện hành.

Phương pháp xác định theo công bố tại Hồ sơ năng lực của đơn vị. Hiện nay, một số chỉ tiêu đã ban hành QCVN, khi áp dụng QCVN đó thì bắt buộc phương pháp xác định phải theo quy định của QCVN này. Nếu chỉ tiêu chưa có QCVN thì có thể theo Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, phương pháp quốc tế, phương pháp nội bộ được công nhận.

Ví dụ:

Phương pháp đo và phân tích

Đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt theo quy định tại QCVN 26/2016/BYT.

Đo Chiếu sáng theo quy định tại QCVN 22/2016/BYT.

Đo Tiếng ồn theo quy định tại QCVN 24/2016/BYT.

Đo Điện từ trường tần số công nghiệp theo quy định tại QCVN 25/2016/BYT.

Đo Phóng xạ theo quy định tại QCVN 30/2016/BYT.

Đo Bức xạ tử ngoại theo quy định tại QCVN 23/2016/BYT.

Đo Rung theo quy định tại QCVN 27/2016/BYT.

Đo, lấy mẫu phân tích Bụi và Hơi khí độc (CO, SO2, NO2) theo “Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường 2015 - Tập 1”.

  1. Phần Thực hiện quan trắc các yếu tố có hại; Bổ sung quan trắc các yếu tố có hại; Lý do đề xuất

Đôi khi phần này bị “bỏ quên”. Nội dung này rất quan trọng vì yêu cầu quan trắc từ cơ sở lao động, trong quá trình quan trắc đơn vị thực hiện quan trắc khảo sát,  đề xuất bổ sung các chỉ tiêu hoặc vị trí quan trắc mới để đơn vị lao động bổ sung vào Hồ sơ vệ sinh lao động, thực hiện việc đánh giá các yếu tố có hại được đầy đủ, toàn diện trong đợt tiếp theo.

  1. Phần kết quả

Tại các bảng kết quả:

  • Giới hạn cho phép: Ghi rõ tên QCVN hoặc tên TCVN hoặc TCVSLĐ tại QĐ số 3733/2002; ghi rõ giới hạn thông số vào cột tương ứng.

Hiện nay đã ban hành 09 QCVN về các yếu tố Vật lý. Khi đánh giá các yếu tố Vật lý trong môi trường lao động bắt buộc phải áp dụng các QCVN này.

+ Vi khí hậu:  QCVN 26/2016/BYT.

+ Chiếu sáng:  QCVN 22/2016/BYT.

+ Tiếng ồn: QCVN 24/2016/BYT.

+ Điện từ trường tần số công nghiệp: QCVN 25/2016/BYT.

+ Điện từ trường tần số cao (tần số Radio): QCVN 21/2016/BYT.

+ Bức xạ ion hóa: QCVN 29/2016/BYT.

+ Tia X: QCVN 30/2016/BYT.

+ Bức xạ tử ngoại: QCVN 23/2016/BYT.

+ Rung: QCVN 27/2016/BYT.

  • Ghi “Mẫu đạt – Mẫu không đạt” thay thế “ Số mẫu đạt – Số mẫu không đạt”
  • Cuối mỗi bảng kết quả nên ghi nhận xét: tình trạng sản xuất khi đo đạc; khoảng dao động kết quả; các vị trí không đạt thì vượt bao nhiêu (đơn vị hoặc lần giới hạn cho phép)
  • Các chỉ tiêu nếu không đo đạc đánh giá thì không để trong bảng để tránh tình trạng có cột thông số nhưng không có số liệu.

Ví dụ cách trình bày một số bảng kết quả:

Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

Giới hạn cho phép theo

QCVN 26:2016/BYT

Nhiệt độ

Độ ẩm

Tốc độ

chuyển động không khí (*)

18 - 32 (0C)

40 - 80 (%)

0,2 - 1,5 (m/s)

TT

Vị trí đo

Mẫu

đạt

Mẫu không đạt

Mẫu

đạt

Mẫu không đạt

Mẫu

đạt

Mẫu không đạt

Ngoài trời

22,1

50,3

0,75

I

Khối Hành chính

 

 

 

 

 

 

1.    

Văn phòng (#)

26,7

 

43,9

 

0,27

 

Ghi chú:        

(*):  Đối với các phòng có sử dụng điều hòa nhiệt độ, tốc độ chuyển động không khí có thể dưới 0,2m/s nếu thông gió trong phòng đảm bảo nồng độ khí CO2 đạt tiêu chuẩn cho phép.

(#):  Phòng có điều hòa nhiệt độ

 

Tổng hợp kết quả:

Nhận xét:

 


Kết quả đo ánh sáng (Lux)

TT

Vị trí đo

Giới hạn cho phép theo

QCVN 22:2016/BYT

Kết quả đo chiếu sáng (Lux)

Mẫu đạt

Mẫu không đạt

I

Phòng Nghiền và sửa chữa thiết bị mỏ

 

 

 

1.     

Máy nghiền đá vôi

>50

123

 

2.     

Phễu nhập đá vôi

>50

141

 

3.     

Máy nghiền đất sét

>50

175

 

 

Tổng hợp kết quả:

Nhận xét:

Kết quả đo tiếng ồn (dBA)

Giới hạn cho phép theo

QCVN 24:2016/BYT

 

Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA)

Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

Khu vực sản xuất      trực tiếp

85

99

92

86

83

80

78

76

74

Phòng thí nghiệm, thực nghiệm

80

94

87

82

78

75

73

71

70

Phòng chức năng

65

83

74

68

63

60

57

55

54

I

Khối Hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.  

Văn phòng 

61,3

39,4

48,0

51,7

54,6

58,0

54,4

49,4

38,1

2.  

Phòng Kế toán

63,7

42,4

50,9

53,6

60,9

60,5

56,9

52,2

39,9

Tổng hợp kết quả:

Nhận xét:

  1. Phần Đánh giá yếu tố tiếp xúc

Quan trắc môi trường lao động nhằm xác định và đánh giá các yếu tố có hại có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Một số yếu tố rất khó xác định bằng cách đo đạc (như dầu mỡ gây bệnh nốt da nghề nghiệp) hoặc việc đo đạc không đánh giá thực sự nguy cơ vì phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố trong đó có thời điểm hoặc vị trí lấy mẫu (yếu tố vi sinh gây bệnh lao, viêm gan, HIV nghề nghiệp), hoặc việc  ảnh hưởng  đến sức khỏe do tác động của nhiều yếu tố (bụi, hơi khí độc gây bệnh hen phế quản và viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp)....

Việc tiếp xúc của người lao động với các yếu tố này là thực tế, nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố này là hiện hữu, tuy nhiên việc xác định nguy cơ bằng định lượng còn hạn chế. Vì vậy cần có đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp qua quan sát, mô tả, nhận định.

Hiện nay hầu hết các đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động “bỏ qua” việc đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp. Tuy nhiện nội dung này rất quan trọng vì sẽ định hướng và liên quan đến các thủ tục khám và giám định bệnh nghề nghiệp liên quan.

Việc thể hiện đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp được trình bày theo bảng sau:

TT

Vị trí làm việc

Mô tả nội dung công việc

Số lượng người tiếp

Yếu tố tiếp xúc

Bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phần Đánh giá yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi

Theo quy định, đối với công việc được phân loại nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và đặc biệt  nặng nhọc, độc hại nguy hiểm bắt buộc phải đánh giá tâm sinh lý lao động và ecgônômi. Tuy nhiên đánh giá tâm sinh lý lao động và ecgônômi cho từng vị trí công việc lao động là tốt nhất vì sẽ nhận định được nguy cơ để cải thiện điều kiện lao động phòng ngừa tác hại đối với sức khỏe người lao động.

Các chỉ tiêu đánh giá gánh nặng lao động thể lực

+ Tiêu hao năng lượng

+ Tần số nhịp tim

+ Huyết áp

+ Chức năng hô hấp

+ Lực cơ

+ Gánh nặng nhiệt, nhiệt độ da

+ Khối lượng mồ hôi trong lao động

Các chỉ tiêu đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý

+ Thời gian phản xạ thính thị vận động

+ Test chú ý

+ Test trí nhớ

+ Tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn

+ Lao động trí óc

+ Biến thiên nhịp tim

+ Điện não đồ

Các chỉ tiêu đánh giá ecgônômi

+ Tư thế lao động

+ Vị trí lao động

+ Độ lặp lại của công việc

+ Lực

+ Gánh nặng cơ tĩnh

+ Thiết kế dụng cụ, phương tiện

+ Tổ chức công việc

+ Các đánh giá khác

Tuy nhiện việc thể hiện kết quả trong báo cáo cần cụ thể.

Ví dụ:

Biến đổi tim mạch khi làm việcĐo tần số nhịp tim

Biến đổi tần số nhịp tim ở cán bộ lưu trữ

TT

Tần số nhịp tim

n=05

1

Trước ca lao động (nhịp/phút)

82,0±9,6

2

Sau ca lao động (nhịp/phút)

88,0±13,3

 

p

> 0,05

3

Trong ca lao động (nhịp/phút)

90,0±7,1

 

Đánh giá mức căng thẳng: Đo thời gian phản xạ thị vận động

Biến đổi thời gian phản xạ ở cán bộ lưu trữ

TT

Thời gian phản xạ

n=05

1

Trước ca lao động (ms)

210,9±5,9

2

Sau ca lao động (ms)

306,9±8,9

 

p

<0,001

3

Mức tăng thời gian phản xạ trung bình (%)

45,5

(44,0-47,3)

 

Dung lượng nhớ: Test trí nhớ

Biến đổi dung lượng nhớ ở cán bộ lưu trữ

TT

Biến đổi dung lượng nhớ

n=05

1

Trước ca lao động (điểm)

3,4±0,9

2

Sau ca lao động (điểm)

2,2±1,1

 

p

>0,05

3

Mức giảm dung lượng nhớ trung bình (%)

37,3

 

  1. Hồ sơ vệ sinh lao động
  2. Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng các cơ sở thực hiện quan trắc Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động cho các cơ sở lao động với chữ ký và đóng dấu cửa cơ sở quan trắc.

Theo quy định tại NĐ 39/2016/NĐ-CP, đơn vị lao động lập hồ sơ vệ sinh lao động. Đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động hoặc cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ có thể tư vấn cho cơ sở lao động về việc Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

  1. Trong Phần I. Tình hình chung; Mục 4. yếu tố có hại trong môi trường lao động thường được mô tả rất sơ sài. Yêu cầu cần ghi rõ yếu tố có hại phát sinh; nguồn gây ô nhiễm; các khu vực ảnh hưởng.
  2. Phần II. Vệ sinh lao động các phân xưởng, khu vực làm việc và Phần III. Thống kê các thiết bị đảm bảo vệ sinh lao động: cần phân chia các khu vực, phân xưởng (không gộp toàn bộ công ty hoặc nhà máy), mỗi phân xưởng, khu vực thể hiện 1 trang riêng; Phần III phải tương ứng với phần II (có bao nhiêu phân xưởng, khu vực làm việc trình bày ở phần II thì có bấy nhiêu phân xưởng, khu vực làm việc trình bày ở phần III).

Việc trình bày kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động và nội dung hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đúng các nội dung chuyên môn, rõ ràng, cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở lao động nắm bắt dễ dàng, đầy đủ các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động của đơn vị từ đó triển khai các biện pháp cải thiện hoặc khắc phục nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe người lao động.








02439714361

Về đầu trang