viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc hóa chất nguy hại phát thải các cơ sở sản xuất công nghiệp

16.11.2016 331

Cùng với quá trình phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,... các hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều trong các công đoạn sản xuất nhằm tăng năng suất sản phẩm và hệ quả xấu ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người ngày càng nghiêm trọng.

Để kiểm soát hóa chất nguy hại trong các thành phần môi trường, các quy định trong việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp đã được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên, để cụ thể hóa quy trình và các nội dung kỹ thuật trong quá trình quan trắc hóa chất nguy hại trong các thành phần môi trường, Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc hóa chất nguy hại phát thải các cơ sở sản xuất công nghiệp đã được Tổng cục Môi trường nghiên cứu và biên soạn với mục đích là tài liệu tham khảo và khuyến khích áp dụng đối với mọi tổ chức cá nhân trong quá trình quan trắc, giám sát hóa chất nguy hại phát thải trong quá trình sản xuất công nghiệp của một số ngành, lĩnh vực. Tham gia biên soạn Hướng dẫn kỹ thuật còn có sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia thuộc Trung tâm An toàn hóa chất và Bảo vệ môi trường và Viện Khoa học thủy văn và Môi trường.

Hướng dẫn kỹ thuật là tài liệu cơ bản trong việc xác định các hóa chất nguy hại phát thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có các hoạt động hóa chất và là tài liệu tham khảo về các phương pháp lấy mẫu, phân tích hóa chất nguy hại trong quan trắc chất lượng môi trường.

Hướng dẫn này là tài liệu tham khảo đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc thiết kế các chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, thẩm định các Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết báo vệ môi trường của các dự án.

Hướng dẫn kỹ thuật này là tài liệu tham khảo trong quá trình quan trắc, giám sát môi trường, xây dựng và thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng hóa chất trong một số nhóm ngành thuộc phạm vi áp dụng của Hướng dẫn kỹ thuật.

Hướng dẫn này là tài liệu tham khảo và khuyến khích thực hiện trong quá trình quan trắc, giám sát phát thải hóa chất trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động hóa chất, bao gồm:

(1) Xây dựng và xét duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án: làm cơ sở để xác định các nguồn phát thải theo từng công đoạn sản xuất, lựa chọn các thông số đặc thù, vị trí trọng yếu cần kiểm soát tập trung vào hoá chất nguy hại.

(2) Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất.

(3) Cung cấp các thông tin để truy nguồn ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ có liên quan đến các thông số đặc thù, bao gồm cả các hoá chất nguy hại.

(4) Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc: thông số đặc trưng, tần suất, vị trí, phương pháp quan trắc, đối với khí thải, nước thải, tiếng ồn; hướng dẫn danh mục các chất thải cần giám sát của một số ngành sản xuất công nghiệp, bao gồm:

+ Ngành sản xuất linh kiện điện tử viễn thông: Sản xuất thiết bị bán dẫn và các thiết bị điện tử khác.

+ Xử lý chất thải rắn: Các công trình quản lý chất thải rắn.

+ Ngành dầu khí: Các cơ sở chế biến dầu mỏ; Phát triển dầu và khí ngoài khơi; Phát triển dầu và khí trên bờ; Các cơ sở khí hóa lỏng.

+ Lưu trữ, kinh doanh xăng dầu: Các mạng lưới bán lẻ xăng dầu; Các kho  đầu cuối dầu thô và các sản phẩm dầu thô.

+ Ngành sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm: Sản xuất dược phẩm và công nghệ sinh học.

+ Ngành nhiệt điện : Nhà máy nhiệt điện; Truyền và phân phối điện.

+ Ngành sản xuất giấy : Nhà máy giấy, bột giấy.

+ Ngành sản xuất hóa chất cơ bản : Sản xuất khối lượng lớn các chất hữu cơ từ dầu mỏ; Sản xuất khối lượng lớn các hợp chất vô cơ và chưng cất nhựa than đá; Công nghiệp chế biến khí tự nhiên; Chế tạo hóa dầu; Sản xuất các polime gốc dầu mỏ.

+ Ngành dệt nhuộm: Công nghiệp may; Công nghiệp thuộc da và hoàn thiện da.

+ Ngành khai thác mỏ, quặng, than: Chế biến than; Khai thác mỏ.

+ Ngành sản xuất phân bón hóa học: Sản xuất phân bón nito; Sản xuất phân bón phôtphat.

+ Chế biến gỗ : Sản xuất ván gỗ; Sản phẩm từ gỗ vụn; Nhà máy cưa và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.

+ Sản xuất và lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật.

Nội dung Hướng dẫn kỹ thuật quan trắc hóa chất nguy hại phát thải các cơ sở sản xuất công nghiệp có trong file đính kèm.

(Nguồn tin: Nilp.vn)
02439714361

Về đầu trang