viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

GIỚI THIỆU CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆNLUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

06.09.2016 321

Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Luật gồm 7 Chương và 93 Điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định, quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật an toàn, vệ sinh lao động.

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường vệ sinh lao động.

Dưới đây tóm tắt một số nội dung chính của các Nghị định trên.

          Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Gồm 6 chương, 38 điều.

Chương I. Quy định chung về phạm vi  điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Chương II. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và một số chế độ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chương này gồm 3 điều (từ điều 4 đến điều 6), quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao độnggiám định cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

Chương III. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chương này gồm 4 điều (từ điều 7 đến điều 10), quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc, mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệphồ sơ đề nghị hỗ trợtrình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp.

Chương IV. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động. Chương này gồm 20 điều (từ điều 11 đến điều 20), được chia làm 5 mục.

Mục 1. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp (từ điều 11 đến đến 14)  quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao độngmức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệphồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệptrình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp.

Mục 2. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (từ điều 15 đến điều 18) quy định điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao độngmức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệphồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệptrình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.

Mục 3. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ phục hồi chức năng lao động (từ điều 19 đến điều 22) quy định điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao độngmức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao độnghồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao độngtrình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động.

Mục 4. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (từ điều 23 đến điều 30) quy định điều kiện hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độngmức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao độnghồ sơ đề nghị hỗ trợtrình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Mục 5. Điều kiện, mức, hồ sơ và trình tự hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội (từ điều 27 đến điều 30) quy định điều kiện hỗ trợnội dung chi và mức hỗ trợhồ sơ hỗ trợtrình tự hỗ trợ.

Chương V. Quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức. Chương này gồm 6 điều (từ điều 31 đến điều 36) quy định chi tiết quyền và trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hộitrách nhiệm của Sở Y tếtrách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộitrách nhiệm của Bộ Y tếtrình tự phê duyệt đối tượng, kế hoạch hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Chương VI. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành. Chương này gồm 2 điều (điều 37, 38) xác định hiệu lực thi hành và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân liên quan.

 

Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động

Gồm 7 chương 48 điều.

Chương I. Quy định chung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Chương II. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

Chương này gồm 6 điều (từ điều 3 đến điều 8) quy định nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp.

Chương III. Khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng. Chương này gồm 20 điều (từ điều 9 đến điều 28) quy định cụ thể phân loại tai nạn lao động, thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động, quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động, nhiệm vụ của thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động, quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, hồ sơ vụ tai nạn lao động, điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động,  khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm, điều tra tai nạn lao động trong các lĩnh vực đặc thù, điều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người, điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động, thời điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động, cung cấp thông tin về trường hợp người bị tai nạn lao động khám và Điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khai báo, Điều tra, báo cáo sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, chi phí điều tra tai nạn lao động, giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong trường hợp vụ tai nạn lao động có quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Chương IV. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người cao tuổi, người lao động thuê lại, học sinh, sinh viê, người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao. Chương này gồm 6 điều (điều 29 đến điều 34) quy định điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nội dung về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với bên thuê lại lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại, hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành, an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao.

Chương V. An toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chương này gồm 4 điều (điều 35 đến điều 38) quy định trách nhiệm ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức bộ phận y tế, tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

Chương VI. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Chương này gồm 7 điều (điều 39 đến điều 46) chia làm 4 mục.

 Mục 1. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng và ban hành quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Gồm 2 điều (điều 39 và điều 40) quy định trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Mục 2. Hội đồng quốc gia an toàn, vệ sinh lao động, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh. Gồm 2 điều (điều 41 và điều 42) quy định  chi tiết hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao độnghội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh.

Mục 3. Phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, quy định công tác  phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục 4. Xây dựng chương trình quốc gia, hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Gồm 2 điều (điều 44 và điều 45) quy định chi tiết về xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao độngphối hợp xây dựng Hồ sơ quốc gia, tổ chức thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục 5. Quy định về nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

Chương VII. Điều khoản thi hành.

 

          Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường vệ sinh lao động.

Gồm 6 chương 47 điều.

Chương I. Quy định chung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

Chương II. Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Chương này gồm 13 điều (điều 4 đến điều 16) quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, tiêu chuẩn kiểm định viên, chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên, trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên, quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên, trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Chương III. Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Chương này gồm 16 điều (điều 17 đến điều 32) chia làm 5 mục.

Mục 1. Đối tương, nội dung và yêu cầu chung trong hoạt động huấn luyện. Gồm 5 điều (từ điều 17 đến điều 21) quy định đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, thời gian huấn luyện, chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện, huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ.

Mục 2. Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Gồm 2 điều (điều 22, điều 23) quy định tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, xác định thời gian đã làm việc hoặc thời gian đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục 3. Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động. Gồm 2 điều (điều 24, điều 25) quy định quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

Mục 4. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Gồm 6 điều (điều 26 đến điều 31) quy định phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của Tổ chức huấn luyện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của Tổ chức huấn luyện, công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, mẫu, thời hạn cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

Mục 5. Huấn luyện cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, quy định chi tiết hỗ trợ huấn luyện người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Chương IV. Hoạt động quan trắc môi trường lao động. Chương này gồm 9 điều (Điều 33 đến điều 38) chia thành 2 mục.

Mục 1. Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động. Gồm 2 điều (điều 33 và điều 34) quy định điều kiện của tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động, hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động.

Mục 2. Quy định về hoạt động quan trắc môi trường lao động. Gồm 4 điều (từ điều 35 đến điều 38) quy định nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động, căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động, quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động.

Chương V. Tổ chức thực hiện. Chương này gồm 7 điều (điều 39 đến điều 45) quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trách nhiệm của Bộ Y tế, trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trách nhiệm của Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Tổ chức quan trắc môi trường lao động, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Chương VI. Điều khoản thi hành quy định chi tiết về chuyển tiếp và hiệu lực thi hành.

02439714361

Về đầu trang