viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh sốt dengue và sốt xuất huyết dengue

24.07.2017 574

Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau: DEN -1, DEN -2, DEN -3, DEN – 4. Khi bị nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với virus đó. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

  1. Sốt Dengue
  2. a) Lâm sàng

- Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.

- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da sung huyết, phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Có thể nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay).

  1. b) Cận lâm sàng

- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu).

- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.

- Số lượng bạch cầu thường giảm.

  1. Sốt xuất huyết Dengue

Lâm sàng

- Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày.

- Biểu hiện xuất huyết: Thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái:

+ Dấu hiệu dây thắt dương tính.

+Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc.

  • Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím.
  • Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn.
  • Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.

- Gan to.

- Sốc: Suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tiểu ít.

  1. b) Cận lâm sàng

- Biểu hiện cô đặc máu do sự thoát huyết tương: Hematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới; hoặc bằng chứng của thoát huyết tương (protein máu giảm, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng).

- Số lượng tiểu cầu giảm ≤ 100.000 tế bào/mm3.

Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue là sốt và xuất huyết kèm theo cô đặc máu, số lượng tiểu cầu giảm.

  1. Phân độ lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue

Theo mức độ nặng nhẹ chia làm 4 độ:

- Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính.

- Độ II: Triệu chứng như độ I, kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.

- Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

- Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).

Chú ý: Khi thăm khám người bệnh phải phân loại độ lâm sàng để xử trí thích hợp, nhất là khi có suy tuần hoàn. Trong quá trình diễn biến của bệnh, người bệnh có thể chuyển từ độ nhẹ sang độ nặng.

  1. Lâm sàng tiền sốc và sốc trong sốt xuất huyết Dengue

Trong điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue, quan trọng nhất là phát hiện sốc, xử lý kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong.

  1. a) Tiền sốc: Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các triệu chứng như sau:

- Vật vã, lừ đừ, li bì.

- Đau vùng gan.

- Da sung huyết, chi mát, mạch nhanh nhưng huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.

- Xuất huyết niêm mạc.

- Tiểu ít.

- Xét nghiệm     :

+ Hematocrit tăng cao.

+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Ở bệnh nhân có dấu hiệu tiền sốc phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.

  1. b) Hội chứng sốc Dengue

Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm theo các triệu chứng:

- Da ở các chi lạnh, ẩm.

- Mạch nhanh, nhỏ.

- Huyết áp hạ hoặc kẹt.

- Tiểu ít.

- Hematocrit tăng, tiểu cầu giảm.

Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.

Chú ý: Nguyên nhân của tử vong là sốc và xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa.

  1. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue
  2. a) Xét nghiệm huyết thanh

- Xét nghiệm ELISA: Tìm kháng thể IgM và IgG, nên lấy máu từ ngày thứ 5 kể từ khi sốt.

- Xét nghiệm nhanh: Ở những nơi có điều kiện có thể triển khai xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên NS1.

  1. b) Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn còn sốt hoặc ngay sau khi hết sốt, thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện.
  2. Phòng bệnh

- Thực hiện theo Quyết định số 1266/QĐ- BYT ngày 14/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue”.

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng nước.

Tin liên quan

02439714361

Về đầu trang