27.08.2020 1138
KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG NƯỚC NĂM 2020 CỦA VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Nước là điều kiện thiết yếu cho phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững của các đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 755 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), 19 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 97 đô thị loại IV và 568 đô thị loại V. Các đô thị đều là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các tỉnh, thành phố, khu vực và cũng là nơi thu hút phần lớn nguồn lực lao động từ các vùng nông thôn, vì vậy mật độ dân cư đô thị ngày càng cao.
Tính đến nay, hầu hết các thành phố, thị xã ở nước ta đã có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/568 thị trấn, thị tứ (đô thị loại V) có dự án cấp nước tập trung với nhiều nguồn vốn khác nhau. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước do các công ty cấp nước đô thị quản lý trên cả nước đạt khoảng 5,4 triệu m3/ngày, nhưng công suất thực tế của các nhà máy nước mới đạt khoảng 4,5 triệu m3/ngày, chiếm khoảng 80% công suất thiết kế. Theo tính toán, với dân số đô thị gần 30 triệu người như hiện nay thì chỉ riêng nhu cầu nước cho sinh hoạt ở đô thị (với mức 150 lít/ người/ngày), tổng nhu cầu nước sinh hoạt của các đô thị toàn quốc đã vào khoảng 4,5 triệu m3/ngày, nếu tính cả nhu cầu nước cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì lượng nước cấp cho đô thị cả nước hiện nay ước tính vào khoảng 8 triệu m3/ngày.
Theo đánh giá của ngành cấp nước thì hiện nay tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước trung bình cả nước mới đạt được khoảng 70%, chỉ một số ít đô thị đạt được mức 80% và phần lớn các hệ thống cấp nước hiện có mới chỉ đáp ứng nhu cầu nước ở các vùng nội thị. Ngoài các công trình khai thác nước thuộc hệ thống cấp nước tập trung do các công ty cấp nước đô thị quản lý còn rất nhiều công trình khai thác nước, hệ thống cấp nước (chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất tại chỗ) do các hộ gia đình, chủ các cơ sở sản xuất, khu/cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ở các đô thị tự đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình tự cung cấp nước. Chính vì vậy, các đơn vị cấp nước cần phải đảm bảo chất lượng nước đạt theo quy chuẩn kỹ thuật khi đến từng hộ gia đình và cần tăng cường kiểm tra nhà nước, giám sát việc đảm bảo chất lượng nước của các cơ sở cung cấp nước sạch trên toàn Việt Nam.
Từ năm 2017, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường là đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ thường xuyên về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng nước theo Nghị định 132/2008/NĐ-CP, giám sát chất lượng nước trên toàn quốc. Năm 2020, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tiếp tục thực hiện “kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước theo nhóm A, B tại 45 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương năm 2020” với các nội dung chính sau:
Trong tháng 8/2020, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước tại 10 tỉnh/thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bến Tre, Cần Thơ và Trà Vinh.
Lấy mẫu nước sạch trên hệ thống phân phối và đo nhanh hàm lượng clo dư tự do |
Khu xử lý nước |
|
Phòng xét nghiệm của 01 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật |
Kế hoạch kiểm tra, giám sát tiếp theo của Viện trong thời gian tới dự kiến như sau:
Tháng | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 | Tuần 5 |
9/2020 |
| Tuyên Quang Phú Thọ Tiền Giang | Cao Bằng Bắc Kan Bắc Ninh Khánh Hòa | Thanh Hóa TP.HCM Bình Dương | Nam Định Lâm Đồng An Giang |
10/2020 | Sơn La Hòa Bình Hà Nam | Hà Nam Bình Định Gia Lai | Vĩnh Phúc Quảng Bình Bà Rịa-Vũng Tàu | Quảng Bình Huế Bình Thuận |
|
11/2020 | Lào Cai Yên Bái Kiên Giang Cà Mau | Thái Bình Long An Đồng Nai | Hải Dương Đà Nẵng Ninh Thuận |
|
|
Khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng
(Loạt bài viết hưởng ứng Tuần Nước sạch Thế giới)
Về đầu trang