28.04.2022 1254
HỘI
NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X
VỀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HÀ NỘI
TRONG 02 NGÀY (21VÀ 22/4/222) VỚI CHỦ ĐỀ “SỨC KHOẺ
NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN”
Việt Nam đang trong thời
kỳ hội nhập kinh tế thế giới với nền kinh tế đã và đang phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là những tác động tiêu cực của quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến sức khỏe người lao động, sức khỏe cộng đồng
và môi trường. Đặc biệt, dịch bệnh
truyền nhiễm COVID-19 xảy ra vào cuối năm 2019 với tác nhân là virus SARS-CoV-2
và các biến thể của nó trên phạm vi toàn cầu, đã và vẫn đang gây hậu quả nghiêm trọng về người và ảnh hưởng lớn
tới nền kinh tế toàn cầu.
Với vai trò là Viện quốc
gia, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế có chức năng tổ chức, chỉ đạo
triển khai các hoạt động chuyên môn thuộc các lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, vệ
sinh và sức khỏe môi trường, vệ sinh và sức khỏe trường học, phòng chống bệnh
nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích; nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập
huấn và chỉ đạo tuyến về chuyên môn lĩnh vực chuyên ngành;
Được sự đồng ý của Bộ Y tế,
trong 02 ngày (21và 22/4/222), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã tổ chức
thành công Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ X về Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi
trường trong với chủ đề “Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường: Hợp tác cùng
phát triển” tại Hà Nội.
Hội nghị đã thu hút hơn
300 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý cấp Bộ, Ngành như Cục Quản lý môi trường
y tế- Bộ Y tế; Cục An toàn lao động Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giao
thông - Vận tải; cùng các đại
biểu đến từ các Sở y tế, các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn, các công ty cấp nước
đến từ các tỉnh/thành phố của cả nước. Đồng thời hội nghị cũng thu hút các nhà khoa học đến từ các Viện Y
học dự phòng; các Hội chuyên ngành; các trường Đại học Y Dược, và đặc biệt có sự tham gia của đại diện WHO khu vực Tây
Thái Bình Dương WHO Việt Nam; Trường đại học sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Nhật Bản; Trung tâm Y học nghề nghiệp
và môi trường Hàn Quốc; Viện an toàn lao động Hiệp hội vệ sinh công
nghiệp Hoa Kỳ.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Doãn Ngọc Hải- Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ và đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động, bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên và cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân.
Thay mặt Bộ Y tế, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế nhấn mạnh vai trò của các cơ quan quản lý, các ban ngành trong việc ban hành các quy định trong lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh - sức khỏe môi trường và vệ sinh - sức khỏe trường học.
Đặc biệt, tham gia phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị, TS. Kidong- Park, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và TS. Okayasu Hiromasa, Giám đốc Bộ phận Dân số và Môi trường Sức khỏe của WHO WPRO đã nhấn mạnh vai trò của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Hội nghị trong công tác bảo vệ sức khỏe người lao động.
Trong hai ngày diễn ra hội nghị, các đại biểu đã được nghe 42 bài báo cáo, với 04 bài báo cáo keynote; 10 báo cáo chuyên đề sức khỏe nghề nghiệp; 12 báo cáo chuyên đề vệ sinh môi trường sức khỏe và cộng đồng, vệ sinh sức khỏe trường học; 09 báo cáo chuyên đề về cấp nước an toàn và 07 báo cáo tại Hội nghị chuyên đề trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm từ Nhật Bản; Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các bài báo cáo đều có chất lượng khoa học; thu hút sự quan tâm và trao đổi, thảo luận của đông đảo đại biểu.
Bức ảnh lưu niệm chụp Chủ tọa, Báo cáo viên và thư ký các
chuyên đề
Hội nghị đã thành công tốt đẹp và đã đạt được các mục tiêu của Hội nghị là:
1. Chia sẻ thông tin khoa học, kinh nghiệm nghề
nghiệp chuyên môn, mở rộng và tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ
trong nước.
2. Đề
xuất những định hướng nghiên cứu mới, tập trung vào các nghiên cứu ứng dụng và
các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học
phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ người lao động, sức khỏe học sinh, sức
khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.
3. Đẩy mạnh hoạt động mạng lưới trong nước về
lĩnh vực sức khoẻ nghề nghiệp, vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh và sức khoẻ
môi trường, vệ sinh và sức khoẻ trường học, phòng chống tai nạn thương tích,
xây dựng cộng đồng an toàn.
Thành công của Hội nghị
là tiền đề để Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và các đơn vị trong hệ thống
y học dự phòng đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học và đề xuất tổ chức
các Hội thảo, Hội nghị khoa học trong tương lai.
Đưa tin: TTĐT&QLKH
Về đầu trang