13.09.2018 854
Sau hai ngày rưỡi diễn ra Hội nghị, ngày 12/9 đã diễn ra phiên cuối cùng và Lễ bế mạc Hội nghị
Hội nghị khoa học quốc tế lần này với chủ đề “Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường: Thách thức và Cơ hội trong phát triển bền vững” đã nói lên tính cấp thiết của nó trong bối cảnh của Việt Nam cũng như của các nước đang phát triển hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ đô thị hóa nhanh, mạnh. Đồng thời Ban tổ chức mong muốn Hội nghị tạo cơ hội mở rộng và tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước và quốc tế, triển khai các dự án, chiến lược trong các lĩnh vực Sức khoẻ nghề nghiệp, Vệ sinh an toàn lao động, Vệ sinh và sức khoẻ môi trường, Vệ sinh và sức khoẻ trường học, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn.
Hội nghị gồm 05 phiên toàn thể gồm 22 báo cáo mang tính tổng quan và 16 phiên chuyên đề trình bày 82 báo cáo chuyên môn chi tiết và 30 báo cáo Poster.
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đóng góp 30 bài trong đó có 2 báo cáo keynotes, và 12 báo cáo Poster trên tất cả các lĩnh vực.
Các báo của Hội nghị chiếm tỉ trọng và thời lượng chính đề cập vấn đề chú trọng chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp với quan điểm chung là phổ cập toàn dân về sức khỏe nghề nghiệp, khả năng làm việc của người lao động là điều kiện tiên quyết cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội phát triển bền vững và loại bỏ đói nghèo.
Các báo cáo của Hội nghị được chia thành các nhóm nội dung: Sức khoẻ nghề nghiệp, Vệ sinh - sức khoẻ môi trường, Vệ sinh và sức khoẻ trường học, Các vấn đề liên quan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, người lao động nhiều nước trên thế giới đang phải làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, tiếp xúc với nhiều yếu tố có hại như tiếng ồn, rung, bức xạ ion hóa, các điều kiện vi khí hậu không thuận lợi, v.v.. Các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như chấn thương, tiếng ồn, các tác nhân gây ung thư, bụi và các nguy cơ về ecgônômi đã gây ra đáng kể gánh nặng bệnh mãn tính như: chấn thương lưng, điếc, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hen, ung thư phổi, bệnh máu trắng và bệnh trầm cảm. Hàng năm 12,2 triệu người đang ở tuổi lao động và phần lớn ở các nước đang phát triển tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến lao động đã gây thiệt hại kinh tế khoảng 4-6% GDP ở hầu hết các nước. Các yếu tố nguy cơ về môi trường, như ô nhiễm không khí, nước và đất, tiếp xúc với các hóa chất, biến đổi khí hậu và tia cực tím, góp phần gây ra hơn 100 bệnh tật và chấn thương. Các bệnh không lây nhiễm chiếm số lượng lớn trong các tử vong liên quan đến môi trường, gồm chủ yếu các bệnh như đột quỵ, bệnh tim, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính. Đồng thời, tử vong do các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy và sốt rét, thường liên quan đến chất lượng nước, vệ sinh và quản lý chất thải không đảm bảo.
Các báo cáo lĩnh vực Sức khoẻ nghề nghiệp đã đưa ra thảo luận về các yếu tố nguy cơ về an toàn, vệ sinh lao động trong môi trường lao động và điều kiện lao động, các vấn đề về tâm sinh lý lao động và ecgônômi, các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan nghề nghiệp, ung thư nghề nghiệp của bối cảnh lao động hiện tại. Có đến 6 báo cáo về phòng ngừa các bệnh liên quan đến amiang, về gánh nặng của bệnh liên quan đến bụi phổi amiang ở Châu Á.
Cùng với đó là báo cáo bàn về các giải pháp can thiệp cải thiện điều kiện lao động, biện pháp dự phòng và điều trị bệnh nghề nghiệp, đưa ra nhiệm vụ của y học lao động trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nghề nghiệp.
Lĩnh vực Vệ sinh - sức khoẻ môi trường đã có các báo cáo từ tổng quan dịch tễ học, tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp (như phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật) để can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe, đến các thảo luận cụ thể về các tác động của môi trường, đánh giá về nguyên nhân, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ cộng đồng: ô nhiễm không khí, đất, nước (nước ngầm, nước bề mặt, nước ăn uống sinh hoạt, nước thải), chất thải nông nghiệp, công nghiệp, chất thải y tế, đánh giá tác động môi trường đến sức khoẻ cộng đồng, đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến sức khỏe người lao động, cộng đồng. Từ đó đưa ra các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường, chất thải y tế nguy hại, chất thải công nghiệp, các chương trình can thiệp (sức khoẻ cho mọi nhà, thành phố lành mạnh, làng văn hoá - sức khoẻ…), và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các công nghệ xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Lĩnh vực Vệ sinh và sức khoẻ trường họcđược đặt theo mục tiêu chung của Tổ chức Y tế thế giới: Tất cả trẻ em cần môi trường lành mạnh, an toàn và được bảo vệ để đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển bình thường và hạnh phúc của trẻ. Theo thống kê, trên thế giới gần một phần ba trong số 6,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm có liên quan đến nguyên nhân và điều kiện môi trường, đặc biệt liên quan nhiều đến ô nhiễm nước và tình trạng kém vệ sinh. Và, ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ môi trường trở nên nghiêm trọng hơn do các điều kiện bất lợi về kinh tế - xã hội, đặc biệt là xung đột, nghèo đói và suy dinh dưỡng. Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh tật liên quan đến trường học chưa được khống chế hoàn toàn. Những thay đổi về điều kiện tự nhiên (biến đổi khí hậu), điều kiện xã hội (vấn đề đô thị hóa, thay đổi hành vi, lối sống trong xã hội hiện đại) đều tác động không nhỏ đến trạng thái sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên.
Các thảo luận xoay quanh các vấn đề Vệ sinh trường học: trang thiết bị, phương tiện học tập, lớp học, trường học, vệ sinh trường học, nước uống… ; Sức khoẻ, bệnh tật liên quan đến lứa tuổi và học đường; Tâm sinh lý lứa tuổi học đường; Lao động vị thành niên.
Các vấn đề liên quan bàn đến chấn thương, tai nạn thương tích do giao thông, đuối nước, điện giật, lao động… Môi trường và vấn đề xây dựng... Đề cập mục tiêu quan trọng của Hội nghị về Hoạt động xây dựng củng cố mạng lưới sức khỏe nghề nghiệp, sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học. Tác động của nghiên cứu khoa học đến việc ra quyết định của các cơ quan quản lý liên quan đến xây dựng chính sách, chế độ. Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ. Đưa ra các tham mưu về Xây dựng chế độ chính sách, luật pháp về sức khoẻ nghề nghiệp và sức khỏe môi trường, sức khoẻ trường học.
Với thời lượng sinh hoạt khoa học lớn, chương trình thảo luận phong phú. Có báo cáo viên không đến được do sức khỏe đã báo cáo trực tuyến trước Hội nghị.
Hội nghị đã trao 5 giải poster cho các báo cáo viên có hình thức trình bày đẹp, nội dung chất lượng.
01 Giải Nhất poster được trao cho Nguyễn Thị Huyền, nghiên cứu viên khoa Xét nghiệm và phân tích – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.
Hội nghị quy tụ hơn 300 đại biểu là các nhà khoa học trong nước và quốc tế hoạt động trong các chuyên ngành An toàn vệ sinh lao động, Sức khoẻ nghề nghiệp, Vệ sinh và sức khoẻ môi trường, Vệ sinh và sức khoẻ trường học, Y tế công cộng… sau hai ngày rưỡi tiến hành khẩn trương, nghiêm túc đã thành công tốt đẹp. Tạo một không khí sinh hoạt khoa học đoàn kết, cởi mở và có trách nhiệm.
Dr.Jorma Ratanen, chuyên gia của Viện Y học lao động Phần Lan thay mặt Ban Tổ chức công bố Tuyên bố chung của Hội nghịvới nội dung chính như sau:
Thành công của Mục tiêu phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động hiệu quả và khỏe mạnh ở khắp các quốc gia, đồng thời cũng cần sự phát triển của chính sách, kế hoạch và những luậtliên quan đến sức khỏe và an toàn lao động cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và môi trường để đảm bảo điều kiện sống và làm việccủa người lao động, có bao gồm bảo hiểm xã hội cần thiết.Nhóm mục tiêu cấp thiết nhất hướng đến là những nơi làm việc và lao động ở quy mô nhỏ, vừa,phân khu không chính quy, tự túc và nông nghiệp.Bên cạnhđó làảnh hưởng bởibiến đổi khí hậu và môi trường xuống cấp, điều này cần được nhận thức và giải quyết với các chính sách, kế hoạch và chương trình trong các hoạch định phát triển quốc gia và kế hoạch chăm sóc sức khỏe và an toàn lao động.Việcbao phủ chăm sóc sức khỏe người lao động cần có sự phát triển cơ sở hạ tầng của dịch vụ cần thiết tại nơi làm việc,nơi người lao động sống. Một tiền đề cho việc thực thi này là đảm bảo số lượng các chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp qua đào tạo, các bác sĩ, y tá và vệ sinh viên...cần được cấu thành trong các chương trình quốc gia và các chương trình hợp tác phát triển, đồng thời nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế WHO và ILO. A-mi-ăng là mối nguy số một đe dọa sức khỏe nghề nghiệp ở châu Á, và nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong cao nhất, a-mi-ăng cần được phòng tránh hiệu quả. Chương trình nghiên cứu tại khắp các quốc gia cần được tiến hành,tiếp nối và phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và môi trường; điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn của dân số lao động; sức khỏe và khả năng làm việc của công nhân, và còn nhằm nâng cao nhận thức về các bệnh và chấn thương nghề nghiệp và liên quan để có thể dự phòngnhững hiểm họa mới.Thành lập những hệ thống và dịch vụ thống kê và cung cấp thông tin về sức khỏe và an toàn lao động, bao gồm số liệu về chấn thương và bệnh nghề nghiệp. Nếu có thể, tài liệu về những chất phơi nhiễm nguy hiểm nhất và người lao động bị phơi nhiễm cần được thêm vào các chương trình quốc gia về phát triển bao phủ sức khỏe nghề nghiệp. Ban tổ chức và đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường lần thứ năm cam kết làm việc hướng đến việc thực thi tuyên bố chungvà yêu cầu sự tiếp nối hành động trong Hội thảo quốc tế lần thứ 6 về Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.
TS. Margaret Kitt, Phó Viện trưởng, Viện AT& SKNN Hoa Kỳ đọc diễn văn bế mạc Hội nghị, và PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phát biểu cảm ơn các đại biểu tham dự và hẹn gặp trong kỳ Hội nghị tiếp theo năm 2022.
Về đầu trang