viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

Phải làm gì khi chì máu ở trẻ cao

10.12.2014 363

PHẢI LÀM GÌ KHI CHÌ MÁU Ở TRẺ CAO

Trẻ em có nồng độ chì máu trên 10µg/dL trở lên là có chì máu cao. Tuy nhiên, cũng tùy theo nồng độ chì máu cao ở mức nào mà có những việc làm cụ thể, phù hợp.

1. Nếu trẻ em có mức chì máu >10-14 µg/dL

Ngừng hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với chì, bao gồm:

- Không cho trẻ em chơi ở những nơi bị ô nhiễm (nơi trước đây có tái chế chì, nơi tập kết ắc quy, phế liệu, phế thải, quặng, xỉ chứa chì…)

- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đồ dùng bằng khăn ướt.

- Thường xuyên giặt chăn màn, quần áo.

 
 Cha mẹ trẻ em đọc hướng dẫn phòng chống nhiễm độc chì của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không cho đồ chơi, vật lạ vào mồm.

- Không chuẩn bị thức ăn cho trẻ ở nơi dễ bị ô nhiễm chì như sàn nhà, sàn bếp, ngoài sân. Rửa sạch hoa quả trước khi cho trẻ ăn.

- Cho trẻ ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm có nhiều can xi, sắt và vitamin, không để trẻ bị đói bụng vì khi thiếu can xi, bị đói, chì sẽ được hấp thu mạnh hơn.

- Bố mẹ, ông bà nếu đang làm công việc tái chế thì trước khi bế, chăm sóc trẻ cần phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ.

- Định kỳ kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm chì máu cho trẻ để có biện pháp điều trị, dự phòng phù hợp.

2. Nếu trẻ em có mức chì máu 15-19 µg/dL

- Ngừng hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với chì cho trẻ em làm theo hướng dẫn ở trên.

- Xét nghiệm lại mức chì máu trong thời gian 3-6 tháng.

3. Nếu trẻ em có mức chì máu 20-44 µg/dL

- Ngừng hoặc hạn chế tối đa tiếp xúc với chì cho trẻ em làm theo hướng dẫn ở trên.

- Trong thời gian 3 tháng trẻ cần được khám sức khỏe và xét nghiệm lại chì máu.

4. Nếu trẻ em có mức chì máu ≥ 45 µg/dL

Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị thải chì.

02439714361

Về đầu trang