21.12.2016 536
Các nguy cơ của một số hóa chất nguy hiểm có thể không được phát hiện nhạy cảm bằng các giác quan con người. Thông báo cho người lao động về những nguy cơ có thể xảy ra và phổ biến các biện pháp cần thực hiện phòng ngừa.
TẠI SAO
Hóa chất có thể gây tổn thương nặng cho người lao động như: sơn, dung môi, chất tẩy, a-xít, thuốc trừ sâu, khí ga. Để tránh bị tổn thương, người lao động cần phải có thông tin về các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Sự phơi nhiễm hóa chất làm ảnh hưởng đến hiệu quả và độ chính xác việc thực hiện công việc của người lao động. Vứt bỏ các hóa chất không đúng cách có thể gây hư hại cho môi trường bên ngoài nơi làm việc. Các biện pháp phòng ngừa cần thiết phải được thực hiện từ khi tiếp nhận hóa chất vào doanh nghiệp cho đến khi thải loại. Công việc này bao gồm cách thức dán nhãn, sử dụng, bảo quản và vứt bỏ.
Nhiều hóa chất có ảnh hưởng lâu dài mà không thấy ngay được. Chi phí đền bù có thể rất tốn kém; phòng ngừa giúp giảm được chi phí.
RỦI RO / TỔN HẠI
• Phơi nhiễm với các hóa chất nguy hiểm.
• Tràn vật liệu.
• Vận hành không đúng cách.
• Cháy hoặc nổ.
• Tác hại đến môi trường.
• Tổn thất trên quy mô lớn.
BIỆN PHÁP
1. Chọn thiết bị và các quy trình để giảm thiểu các rủi ro hóa chất đối với công nhân. Sử dụng ít hóa chất độc hại tại bất kỳ nơi đâu có thể.
2. Dán nhãn các thùng chứa tất cả hóa chất độc hại. Khi các hóa chất được chuyển sang các thùng chứa khác, nhớ dãn nhãn các thùng chứa mới.
3. Những người làm việc với các hóa chất độc hại cần cung cấp các chỉ dẫn kèm minh họa. Các hướng dẫn an toàn và các bản dữ liệu an toàn hóa chất phải được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu với người lao động và dễ thấy tại nơi làm việc.
4. Đào tạo cho công nhân sử dụng hóa chất. Không chỉ dựa vào tài liệu viết. Đào tạo bao gồm giám sát các rủi ro sức khỏe và sức khỏe cá nhân.
5. Nếu có thể, đóng kín các hóa chất có hại để công nhân không phơi nhiễm với các hóa chất hoặc bố trí nơi làm việc cách xa các nguồn như có thể.
6. Nếu toàn bộ quy trình công nghệ không thể khép kín, có thể dùng các tấm phủ, chụp hút hoặc các buồng nối với hệ thống hút hơi khí.
7. Cung cấp cho công nhân đủ thiết bị bảo hộ cá nhân nếu cần thiết (như: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, găng tay, bình hơi và ủng làm việc).
Khí độc có thể được thu vào một hệ thống xả khí cục bộ để bảo vệ cho công nhân khỏi bị phơi nhiễm với các nguy hại hóa chất.
Một phương pháp khác của hệ thống thông gió cục bộ là hút các chất gây ô nhiễm vào bàn làm việc trước khi chúng thâm nhập vào vùng hít thở của công nhân.
GỢI Ý THÊM
- Phổ biến cho người lao động và quản lý về luật và các quy định mới nhất liên quan đến sử dụng các hóa chất tại nơi làm việc.
- Kiểm tra sự rò rỉ của các quy trình sản xuất và các thiết bị.
- Sử dụng các sản phẩm như: sơn, véc-ni và chất dính gốc nước hơn là gốc dung môi.
- Sử dụng nắp đậy với các hệ thống hút được gắn liền với các công cụ và máy được vận hành bằng tay. Đối với máy hành, các bộ thông gió nhỏ có thể được kết nối với hệ thống hút hoặc sử dụng bộ thông gió cầm tay.
- Bố trí hệ thống màn gió cho các chậu chất lỏng độc hại. Không khí được thổi vào dưới áp suất từ bên này và được hút từ bên còn lại, do đó tránh cho người lao động khỏi hít phải hơi độc hại.
ĐIỂM CẦN NHỚ
Các nguy cơ của một số hóa chất nguy hiểm có thể không được phát hiện nhạy cảm bằng các giác quan con người. Thông báo cho người lao động về những nguy cơ có thể xảy ra và phổ biến các biện pháp cần thực hiện phòng ngừa. Các biện pháp bảo vệ giúp giảm chi phí bồi thường do hậu quả phơi nhiễm.
Về đầu trang