viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

12.04.2018 1436

Sức  mạnh của một doanh nghiệp đang được đặt lên vai của những người lao động những người làm ra nhiều sản phẩn, tạo ra nhiều phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Để làm được những công việc nêu trên đòi hỏi, người lao động cần có một sức khỏe tốt. Việc Chăm sóc sức khỏe người lao động không chỉ là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, mà còn là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Cách thức chăm sóc nhân viên và người lao động sẽ phản ánh việc người sử dụng lao động đã bảo vệ những tài sản quý giá nhất của mình như các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.


Hiện nay, để doanh nghiệp thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động các doanh nghiệp cần phải biết cụ thể các quy định của pháp luật về công tác chăm sóc sức sức khỏe người lao động một các cặn kẽ và chi tiết.

Tại Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13, tại Điều 21 nêu rõ, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Khi khám sức khỏe theo quy định, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Tại Thông tư số 19/2016/TT-BYT hướng dẫn về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, thông tư đã quy định cụ thể về các nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với việc quản lý sức khỏe người lao động, quản lý vệ sinh lao động, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc và các vấn đề khác mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Doanh nghiệp phải lập, quản lý, bổ sung hồ sơ sức khỏe cá nhân, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có) cũng như việc quản lý, chăm sóc sức khỏe của người lao động.

Theo đó, việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Ngay cả khi người lao động nghỉ hưu hoặc chuyển nghề công việc khác không có yếu tố độc hại, thì một số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh đó vẫn được khám và giám định bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ.

Để quản lý được sức khỏe người lao động một cách hệ thống chúng ta có thể tham khảo sơ đồ quy trình quản lý sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp.



BS. Nguyễn Đình Trung

Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp




02439714361

Về đầu trang