viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

BỆNH NHIỄM ĐỘC CACBON MONOXIT NGHỀ NGHIỆP

02.05.2017 1235

BỆNH NHIỄM ĐỘC CACBON MONOXIT NGHỀ NGHIỆP

ThS. Đinh Thục Nga

Khoa Bệnh nghề nghiệp,

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

 

           Oxyt cacbon (CO): là sản phẩm cháy không hoàn toàn của các hợp chất chứa cacbon. Tên khoa học: Cacbonmonoxyt. Đây là một loại khí độc có mặt khắp nơi trong khí thở.

            - Trong khi thắp sáng: 5-12%.

           - Khí thải của động cơ: 10%

           - Khí lò cao: 20-25%

           - Trong khí nổ của TNT là: 57%, Nitroxenlulose: 47%, axit picric: 60%.

           - Không màu , không mùi, không vị nên rất khó nhận biết.

           - Nhẹ hơn không khí tỷ trọng: 0,97

           - Có độc tính cao:

           - Có tính bền vững cao.

            - Mặt nạ thông thường không lọc được CO.

           - Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

            Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit (CO) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với CO trong quá trình lao động.

            Những ngành nghề, công việc thường tiếp xúc:Sửa chữa ô tô, xe máy lại ga - ra; chữa cháy, làm việc trong đường hầm, công nghiệp dầu khí và hóa học, luyện kim, đúc, đốt lò các loại, sử dụng động cơ máy nổ chạy bằng xăng, dầu, than, củi...Người lao động làm việc trong môi trường lao động có nồng độ CO vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép có thể gây ra nhiễm độc cấp hoặc mạn tính.

    

Các triệu chứng nhiễm độc tùy theo mức độ nặng, nhẹ phụ thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc và đặc điểm mẫn cảm của từng cá thể và chủ đạo là các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương.

            CO khi vào máu kết hợp với Hemoglobin (Hb) tạo thành một phức chất bền vững là Cacbonxyhemoglobin (HbCO)

                     HbCO2 + CO à HbCO + O2

            Do vậy làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hb dẫn tới thiếu O2 đối với tổ chức

            Nhiễm độc cấp tính: Thường xảy ra khi nồng độ CO vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn theo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiễm độc CO cấp có thể xảy ra rất nhanh (sau 2 phút tiếp xúc) hoặc vẫn có thể xảy ra khi đã ngừng tiếp xúc 24h với các biểu hiện lâm sàngĐau đầu, chóng mặt, khó thở nhẹ, thở ngắn đánh trống ngực, buồn nôn, hoa mắt và mỏi cơ, ù tai, khó thở nhanh, đau cơ, nôn, co giật, hôn mê, rối loạn tim mạch, liệt…ngừng tim, tử vong.

            - HbCO ≥ 10% trong máu.

            * Cần lưu ý rằng : người nhiễm độc CO cấp tính có một triệu chứng chung dễ nhận thấy là da hồng.

            Nhiễm độc mạn tính

            Việc xác định CO mạn tính là khó khăn bởi những triệu chứng nhiễm độc mạn tính phần lớn mang tính chủ quan và không có tính đặc hiệu. Biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng của rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương có hoặc không kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Đây cũng thường là biểu hiện chung của hầu hết các bệnh lý nhiễm độc nghề nghiệp khác. Vì vậy, để chẩn đoán nhiễm độc CO mạn tính nghề nghiệp cần căn cứ bằng hai trong ba tiêu chí sau:

            - Tiếp xúc với CO trong quá trình lao động;

            - Nồng độ CO vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

            - Nồng độ HbCO máu ≥ 3,5%.

            Bệnh vẫn có thể xảy ra sau khi đã ngừng tiếp xúc1 tháng.

            Biểu hiện lâm sàng:

            + Nhức đầu, chóng mặt, khó thở

            + Suy nhược thần kinh

      Dự phòng

      Biện pháp kỹ thuật

- Giám sát thường xuyên nồng độ CO trong không khí môi trường lao động đối với các ngành nghề có nguy cơ nhiễm độc CO.

- Cung cấp oxy đầy đủ khi đốt các vật liệu có cacbon sẽ giảm sự phát sinh CO. Thông gió đối với lò, cac nguồn phát sinh CO phải thích hợp, bảo đảm nồng độ CO không tăng tới mức nguy hiểm. Nơi xảy ra hoả hoạn, phải có trang bị phòng hộ, có dụng cụ thở.

- Trang bị mặt nạ cho công nhân làm việc ở những vùng ô nhiễm CO cao, đặc biệt có bình ôxy kèm theo.

Biện pháp y tế

- Khám tuyển : lựa chọn người lao động vào  các vị trí phù hợp với tình trạng sức khoẻ theo tiêu chuẩn quy định.

- Khám bệnh nghề nghiệp, giám sát sinh học định kỳ hàng năm theo quy định của Thông tư 12 Bộ Y tế.

Biện pháp cá nhân:

- Tuân thủ việc mắc các trang bị bảo hộ lao động đúng quy định

- Chấp hành nội quy an toàn lao động và Vệ sinh lao động khi làm việc

- Định lượng CO trong máu định kỳ hành năm đối với công nhân lao động tại các khu vực có ô nhiễm CO và các trường hợp nghi ngờ nhiễm độc.

- Công nhân thiếu máu, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen, viêm phế quản, khí thũng, giảm chức năng hô hấp do các nguyên nhân khác, không được tiếp xúc với CO.
















Tin liên quan

02439714361

Về đầu trang