29.08.2020 2344
Nước bao phủ 70% bề mặt trái đất, trong đó:
Do vậy, hiện nay khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch và khoảng 2,7 tỷ người sẽ bị thiếu nước ít nhất 1 lần/năm. Bên cạnh việc khan hiếm nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh không đảm bảo cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân và làm phát sinh một loạt các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, v.v. Theo số liệu thống kê, khoảng 2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em, bị chết hàng năm do mắc bệnh tiêu chảy hoặc bệnh tả.
Nước giúp duy trì nhiều hệ sinh thái và cung cấp nguồn sống cho người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tính đến nay, do sự phát triển không ngừng và việc khai thác, sử dụng nguồn nước không cần bằng và bền vững mà nhiều con sông, hồ, và các nguồn nước khác nhau đã bị khô cạn dần hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể phục hồi. Hơn 50% các vùng đất ngập nước đã bị xóa sổ. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệp và thay đổi lưu lượng cũng như tính chất nhiều nguồn nước trên thế giới; gây ra hạn hán hoặc thiếu nước ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo tính toán, với tốc độ khai thác và sử dụng nước như hiện nay, đến khoảng năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước này. Và thực tế khắc nghiệt này đã xảy ra đối với người dân thành phố Cape Town, Nam Phi.
Cape Town, thủ đô của Nam Phi với 3,7 triệu dân, đang bị cạn kiệt nguồn nước sạch. Theo tính toán, “Ngày 0” (Day Zero) sẽ đến với Cape Town vào khoảng 9/7/2018. Đến thời điểm đó, nước chỉ còn đủ để cung cấp cho các hoạt động của bệnh viện và một số khu dân cư nhất định. Hầu hết người dân trong thành phố sẽ không có nước máy để sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt. Như vậy, Cape Town sẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới đối mặt với tình trạng không có nước sạch.
Tuy nhiên, người dân Cape Town đã có những biện pháp cần thiết để bảo tồn nguồn nước; đồng thời hy vọng sang trung tuần tháng 6/2018, Cape Town sẽ có mưa (theo như dự đoán của AccuWeather data) và giúp Cape Town vượt qua được thảm họa này.
Để tránh gặp phải hiện tượng khan hiếm nước này, cần phải đảm bảo nguồn nước được bảo vệ, được khai thác và sử dụng một cách hợp lý và bền vững.
Làm thế nào để bảo tồn nguồn nước ngọt của bạn?
Chỉ bằng những hành động rất nhỏ của mình, bạn cũng có thể góp phần vào việc bảo tồn và duy trì nguồn nước hiện có. Ví dụ như:
Khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng
(Loạt bài viết hưởng ứng Tuần Nước sạch Thế giới)
Về đầu trang