viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG

04.04.2017 1880

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi và trụ sở

1.1  Tên giao dịch của Trung tâm:

Tên giao dịch tiếng Việt: Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Sức khỏe và Môi trường

Viết tắt tên giao dịch tiếng Việt:     TTDVKHKTSK-MT

Tên giao dịch quốc tế là: Service Center of Science and Technology for Health and Environment

Viết tắt tên giao dịch quốc tế:         SCSTHE

1.2 Địa chỉ trụ sở: Số 57, phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

1.3 Thông tin liên lạc và truyền thông :

     - Điện thoại:          04-39713649 /04-62924819

     - Email:                 SCME@NIOEH.ORG.VN

     - Website :            SCMEH.NIOEH.ORG.VN

Điều 2.  Cơ sở pháp lý

- Luật khoa học và Công nghệ  21/2000/QH-10, của Quốc hội ngày 09/6/2000;

- Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản có liên quan;

- Nghị định 115/2005/NĐ- CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ;

- Quyết định số 4399/QĐ-BYT ngày 12/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Sức khỏe và Môi trường;

- Quyết định số 3456/QĐ-BYT ngày 18/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường;

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3 : Vị trí, chức năng

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Sức khỏe và Môi trường là đơn vị trực thuộc Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (dưới đây gọi tắt là Viện), có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Sức khỏe và Môi trường có chức năng là đầu mối cung cấp, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật về vệ sinh sức khỏe nghề nghiệp, vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh sức khỏe trường học của Viện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 4 :  Nhiệm vụ, quyền hạn

  1. Tìm kiếm và khai thác các dịch vụ khoa học kỹ thuật thuộc chức năng nhiệm vụ của Viện.
  2. Tổ chức và phối hợp thực hiện các hoạt động dịch vụ sau:
  3. Dịch vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về vệ sinh và sức khoẻ nghề nghiệp; vệ sinh và sức khoẻ môi trường; vệ sinh và sức khoẻ trường học; phòng chống tai nạn thương tích.
  4. Dịch vụ quan trắc môi trường; Đánh giá, dự báo các tác động của môi trường đến sức khoẻ con người ; Đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ con người và môi trường.
  5. Dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất thải y tế. Đánh giá tác động môi trường.
  6. Dịch vụ cung cấp và đánh giá trang thiết bị bảo hộ trong lao động, cộng đồng và trường học.
  7. Dịch vụ khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động cho người lao động, học nghề, học sinh, sinh viên.
  8. Dịch vụ lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo đạc giám sát môi trường lao động và hướng dẫn công tác an toàn vệ sinh lao động cho các cơ sở sản xuất, cơ sở y tế, các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
  9. Dịch vụ đo đạc, đánh giá, giám sát môi trường cho những vị trí, cơ sở có yêu cầu môi trường đặc biệt.
  10. Dịch vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên ngành và xử lý, bảo vệ môi trường.
  11. Dịch vụ sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị, máy móc thuộc lĩnh vực sức khoẻ nghề nghiệp, vệ sinh và sức khoẻ môi trường, vệ sinh và sức khoẻ trường học.
  12. Dịch vụ đánh giá an toàn hoá chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng đối với môi trường và sức khoẻ con người.
  13. Tổ chức đào tạo chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành.
  14. Dịch vụ tư vấn các vấn đề khác thuộc lĩnh vực chuyên ngành.
  15. Liên danh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hiện và cung cấp các dịch vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật về sức khỏe và môi trường.
  16. Phối hợp với các đơn vị khác trong Viện để triển khai các hoạt động dịch vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành; Tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông giáo dục sức khỏe và các dịch vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của Viện.
  17. Quản lý, sử dụng nhân lực và nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động dịch vụ khoa học và kỹ thuật của Viện theo đúng quy định của pháp luật.
  18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của Viện và được sự phân công của Viện trưởng.

Chương III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 5. Cơ cấu tổ chức

- Lãnh đạo Trung tâm: gồm Giám đốc và một số Phó giám đốc.

- Các tổ chức thuộc Trung tâm:

+ Phòng Hành chính.

+ Phòng Marketing và chăm sóc khách hàng

+ Phòng Kỹ thuật.

- Trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện phát triển của Trung tâm.

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo Trung tâm, thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động và các quy chế khác của Viện.

Trung tâm  thực hiện chế độ quản lý lao động và trả tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với viên chức, lao động hợp đồng theo các quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Y tế và của Viện đối với nguồn nhân lực của Trung tâm.

Điều 6. Giám đốc Trung tâm

Trách nhiệm và quyền hạn:

-  Giám đốc Trung tâm do Viện trưởng Viện  Søc kháe nghÒ nghiÖp vµ m«i tr­êng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.

- Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

- Chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng Trung tâm thành tổ chức vững mạnh, tạo lập uy tín trong nước và quốc tế;

- Là chủ tài khoản của Trung tâm;

- Là người đại diện của Trung tâm ký kết, ban hành các văn bản lĩnh vực thuộc Trung tâm quản lý.

- Tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch của Trung tâm.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các trưởng phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm;

- Tuyển dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng;

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Phó giám đốc Trung tâm

Trách nhiệm và quyền hạn:

- Phó Giám đốc của Trung tâm dịch vụ do Viện trưởng ViÖn søc kháe nghÒ nghiÖp vµ m«i tr­êng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.

Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Giúp Giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm do Giám đốc phân công, trực tiếp phụ trách một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc do Giám đốc giao;

- Khi giải quyết công việc được Giám đốc giao, Phó giám đốc thay mặt Giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về kết quả công việc được giao;

- Trong trường hợp Giám đốc vắng mặt, một phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền thay mặt điều hành hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Trung tâm trong thời gian được ủy quyền.

Điều 8. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Trung tâm bao gồm: các cán bộ, nhân viên làm theo chế độ chính nhiệm và kiêm nhiệm.

- Cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm được đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn theo đúng pháp luật quy định.

- Việc tuyển dụng cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định theo năng lực, ý thức trách nhiệm và quy định của Nhà nước.

- Cán bộ, nhân viên Trung tâm có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật Nhà nước,  quy định của Viện, của Trung tâm và các điều khoản của Điều lệ này.

Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Trung tâm sẽ thay đổi theo sự phát triển và nhiệm vụ được giao. Trước mắt đảm bảo nguồn nhân lực cho 3 bộ phận:

  1. a) Phòng Hành chính:

- Tiếp nhận và xử lý các thông tin, quản lý kinh phí hoạt động, thực hiện các báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính và các công việc liên quan đến thanh quyết toán, hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các dịch vụ. Thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài Viện thực hiện hoạt động dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư chuyên ngành, tổ chức hội nghị, hội thảo, huấn luyện và đào tạo theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân.

  1. b) Phòng Marketing và chăm sóc khách hàng:

- Tìm hiểu và phát triển bền vững thị trường sử dụng dịch vụ của Viện.

- Chuẩn bị và thực hiện các thủ tục để Giám đốc Trung tâm ký kết hợp đồng và theo dõi việc tổ chức thực hiện các hợp đồng, đảm bảo sự thỏa mãn tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

  1. c) Phòng Kỹ thuật: Thực hiện dịch vụ đo đạc, phân tích, khảo sát đánh giá, tư vấn, xử lý ô nhiễm môi trường lao động và cộng đồng, dịch vụ tư vấn và tổ chức thực hiện hoạt động về Vệ sinh-An toàn lao động.

Chương IV

CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH

Điều 9. Cơ sở vật chất- kỹ thuật

- Cơ sở vật chất ban đầu của Trung tâm do Viện trang bị; Trung tâm được phép mua sắm bổ sung trang thiết bị vật chất theo nhu cầu hoạt động;

- Mọi tài sản của trung tâm được quản lý theo quy định của pháp luật ;

- Trung tâm được phép sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật của Viện trong thời gian nhàn rỗi để triển khai  các hoạt động của Trung tâm ;                                                                            

- Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm quản lý và sử dụng  có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị trong thời gian được giao sử dụng ;

- Việc mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất trang thiết bị tuân theo các quy định trong quy chế của Viện và của Nhà nước.

Điều 10. Nguyên tắc quản lý tài chính

-     Trung tâm là đơn vị hoạt động dịch vụ trực thuộc  Viện, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, được áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính.

-     Trung tâm có nghĩa vụ trích nộp một phần kinh phí cho Viện từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (hoặc trên tổng doanh thu trước thuế) của các hoạt động dịch vụ sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, để chi phí cho công tác quản lý, điều tiết các hoạt động chung  và đầu tư phát triển, tỷ lệ trích nộp do Viện trưởng quyết định.

Điều 11. Kinh phí hoạt động của Trung tâm

  1. Nguồn thu của Trung tâm bao gồm:
  2. a) Nguồn thu dịch vụ của Trung tâm: qua các hoạt động cung cấp, thực hiện dịch vụ.
  3. b) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.  
  4. Các khoản chi bao gồm:
  • Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm;
  • Chi hoạt động cung ứng dịch vụ;
  • Chi thuê lao động;
  • Chi khác.
  1. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng và thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.
  2. Thực hiện chế độ kế toán theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Trung tâm; thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, với Viện.

Chương V

QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 13.  Trung tâm phối hợp với các đơn vị thuộc Viện để tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ đảm bảo chất lượng chuyên môn. Trong trường hợp các đơn vị thuộc Viện không đáp ứng được yêu cầu của Trung tâm, được phép thuê ngoài sau khi được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện.

Điều 14.  Trung tâm chịu sự kiểm tra, thanh tra của Viện trưởng và tổ chức việc tự giám sát, kiểm tra theo phân công, phân cấp trong quy chế hoạt động của Viện; chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động của trung tâm với Viện và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Điều 15.  Trung tâm có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm và thực hiện đóng góp tài chính theo quy định của Viện phù hợp với pháp luật hiện hành.

Điều 16.  Các cán bộ của Trung tâm được tham gia các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên CSHCM, Ban nữ công và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác của Viện; tuân thủ sự chỉ đạo của các tổ chức nói trên, đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho người lao động của Trung tâm.

Điều 17. Trong trường hợp có những vấn đề chưa thống nhất giữa Trung tâm và các đơn vị trong Viện phải báo cáo với Lãnh đạo Viện giải quyết.

Điều 18. Ngoài các quy định về khen thưởng và kỷ luật của Viện, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm xây dựng các quy chế khen thưởng đáp ứng đặc thù theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, đảm bảo động viên và khuyến khích nhân viên của Trung tâm hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao.

Điều 19.  Khen thưởng và kỷ luật đối với cá nhân và tập thể của Trung tâm tuân theo  các quy định của pháp luật, của Viện và của Trung tâm.

CHƯƠNG VI

GIẢI THỂ

Điều 20. Giải thể

Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Sức khỏe và Môi trường giải thể trong các trường hợp sau:

- Vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước đến mức bị buộc phải giải thể.

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

- Thủ tục và trình tự giải thể Trung tâm Dịch vụ được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21.  Hiệu lực của Điều lệ

Điều lệ  có 7 chương, 22 điều và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 22.  Điều kiện sửa đổi và bổ sung Điều lệ

Điều lệ này có thể được Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế./.

02439714361

Về đầu trang