30.03.2017 577
KHOA VỆ SINH VÀ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
I. LỊCH SỬ THÀNH LẬP
Khoa Vệ sinh và sức khoẻ môi trường ngày nay mà tiền thân là phòng Vệ sinh công cộng thuộc khoa Vệ sinh, Viện VSDT TƯ đó trải qua một chặng đường dài thay đổi và phát triển theo nhiều giai đoạn.
1960-1975. Phòng vệ sinh công cộng; thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nghiên cứu khoa học về vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng phục vụ các nhiệm vụ chính trị phát triển đất nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.
1975-1990. Khoa Vệ sinh; thuộc Viện VSDT TƯ, thực hiện chỉ đạo và NCKH về lĩnh vực VSMT khu vực phía bắc, lúc này Bộ Y tế có chủ trương giao nhiệm vụ này cho Viện Y tế công cộng TPHCM.
1991: chuyển từ Viện VSDTTƯ về Viện Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường đến năm 2006 với tên gọi Khoa Vệ sinh môi trường
Năm 2006: đổi tên thành khoa Vệ sinh và Sức khỏe môi trường theo Quyết định số 323/2006/QĐ - BYT ngày 26/1/2006.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Khoa Vệ sinh và Sức khỏe môi trường là đơn vị chuyên môn đầu ngành, có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới, tư vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ, hợp tác quốc tế về lĩnh vực vệ sinh và sức khỏe môi trường; đề xuất với Viện, Bộ Y Tế các biện pháp vệ sinh, phòng chống bệnh tật liên quan đến vệ sinh môi trường, nhằm bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.
- Nghiên cứu, đánh giá, giám sát các yếu tố vệ sinh môi trường; xây dựng và thử nghiệm các phương pháp, kỹ thuật kiểm soát môi trường, cải thiện vệ sinh nguồn nước, môi trường có lợi cho sức khoẻ của cộng đồng.
- Nghiên cứu về sức khoẻ, bệnh tật liên quan đến môi trường, nguồn nước. Xây dựng và thử nghiệm các phương pháp, kỹ thuật đánh giá và giám sát sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, tăng cường và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng dân cư.
- Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật vệ sinh môi trường nhằm cái thiện chất lượng nguồn nước, xử lý phân người ... cải thiện môi trường sống cho cộng đồng dân cư.
- Nghiên cứu, xây dựng và cập nhật các tiêu chuẩn về Vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu xây dựng các hướng dẫn, quy định, qui chuẩn về vệ sinh môi trường, nguồn nước.
- Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu các đề tài, dự án, chương trình khoa học các cấp thuộc lĩnh vực vệ sinh - sức khoẻ môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành Vệ sinh và Sức khoẻ môi trường.
- Tham gia đào tạo đại học và sau đại học thuộc chuyên ngành Vệ sinh môi trường cho các đối tượng có nhu cầu.
- Tham gia chỉ đạo công tác chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch hoạt động về vệ sinh và môi trường, tổ chức thực hiện các chương trình quốc gia quốc tế về vệ sinh môi trường. Đánh giá, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật về Vệ sinh môi trường trong cả nước. Xây dựng nội dung, hình thức và hướng dẫn các biện pháp về vệ vệ sinh môi trường, cải thiện môi trường sống và nguồn nước sạch cho cộng đồng dân cư.
- Tham gia chỉ đạo công tác chuyên môn kỹ thuật, phòng chống thiên tai và sự cố môi trường.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh môi trường vệ sinh cho cộng đồng.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Trước năm 1996, Khoa Vệ sinh và sức khoẻ môi trường có 3 phòng thí nghiệm: Vi sinh , hóa nước, kỹ thuật môi trường.
Từ năm 1996 Khoa Vệ sinh và sức khoẻ môi trường có 4 phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm vi sinh, phòng thí nghiệm hóa lý, phòng Kỹ thuật môi trường, phòng Sức khoẻ cộng đồng.
Hiện nay Khoa Vệ sinh và sức khoẻ môi trường có 2 phòng: Phòng Kỹ thuật môi trường và phòng Sức khoẻ cộng đồng.
Khoa VS&SKMT hiện có đội ngũ cán bộ gồm 5 cán bộ được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ khá tốt, thành thạo trong công tác chuyên môn dày dạn trong thực tiễn nên đó thực hiện tốt các công việc của Viện cũng như ngành y tế giao cho, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khẩn cấp của cấp trên khi dịch bệnh, thảm hoạ… xảy ra, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước .
Hơn 60% số cán bộ có trình độ sau đại học, nhiều cán bộ trong khoa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài.
IV. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Có thể chia ra hai giai đoạn chính ảnh hưởng tới phương hướng và phát triển về mặt chuyên môn của khoa
Giai đoạn trước năm 1975:
Gắn liền với nhiệm vụ chính trị của đất nước là phát triển công nghiệp, nông nghiệp xây, dựng CNXH ở miền bắc, đấu tranh giải phóng miền nam và cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc.
Các nghiên cứu của khoa nhằm vào mục tiêu chính của ngành là các phong trào “ba sạch, ba diệt” ở vùng nông thôn rộng lớn và các vùng thị trấn thị tứ nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch cho người dân và môi trường sống hợp vệ sinh với sự phát triển rộng khắp 3 công trình vệ sinh.
Từ đó, giúp phần đẩy lùi nhiều căn bệnh, lành mạnh hoá môi trường nông thôn khi đất nước vừa trở lại hòa bình ở miền Bắc cuộc sống còn muôn ngàn khó khăn.
Nhiều mô hình vệ sinh đó được thế giới biết đến như nhà tiêu “2 ngăn ủ phân tại chỗ”
Bước đầu các NCKH về các vấn đề ảnh hưởng của phát triển nông công nghiệp và dịch vụ tới sức khoẻ cộng đồng đó được nghiên cứu, cũng như các nghiên cứu phát triển phục vụ cuộc sống của bộ đội, dân quân và những người dân tham gia cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Giai đoạn sau năm 1975:
Một lần nữa, sau khi thống nhất đất nước, lại có nhiều xáo trộn trong phát triển dân cư và sản xuất, lĩnh vực VS&SKMT lại phải đáp ứng theo tình hình mới, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Áp lực của sự ô nhiễm môi trường và thiếu nguồn nước sạch một cách trầm trọng đó đòi hỏi các nghiên cứu khoa học về VS&SKMT phải theo kịp, công việc đòi hỏi ngày càng nhiều các nghiên cứu tập trung đưa ra các mô hình phù hợp cho việc cung cấp nguồn nước sạch cho vùng nông thôn, biện pháp xử lý phân người và gia súc, xử lý nước thải, rác thải, chất thải từ bệnh viện…đó thúc đẩy các nghiên cứu theo các hướng này.
Rất nhiều mô hình nghiên cứu phù hợp với giá thành thấp đó được các cán bộ nhiều thế hệ trong khoa tiến hành nghiên cứu như: các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh cho các vùng nông thôn Việt Nam, các mô hình bể lọc nước, bếp ít khói, hố thấm nước, bể xử lý phân, chất thải hộ gia đình, quản lý chất thải y tế… đã và đang được nghiên cứu và phát triển trong cộng đồng.
Nhiều nghiên cứu, điều tra về bệnh tật của cộng đồng gây ra bởi sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, công nghệ mới và các thảm họa môi trường đó được tiến hành.
- Những lĩnh vực nghiên cứu chính về KHCN Khoa đã đạt được :
+ Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước, VSMT toàn quốc.
+ Nghiên cứu đánh giá thực hiện Qui chế Quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện công lập, bệnh viện tư và hệ y tế dự phòng trên cả nước đồng thời xây dựng mô hình quản lý chất thải y tế.
+ Giám sát đánh giá các sự cố về môi trường nguồn nước ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng …
- Xây dựng được các mô hình, kỹ thuật :
+ Mô hình các loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho các vùng nông thôn Việt Nam, các mô hình bể lọc nước, bếp ít khói, hố thấm nước, bể xử lý phân, chất thải hộ gia đình, chất thải y tế…
+ Mô hình bể lọc xử lý Asen trong nguồn nước ngầm.
+ Mô hình lọc gốm xử lý nước an toàn cho hộ gia đình.
Nhìn chung, trong nhiều năm qua, CBCC khoa VS&SKMT đã tích cực nỗ lực phấn đấu vươn lên về chuyên môn, nghiệp vụ, học hỏi những người đi trước để xây dựng được khoa VS&SKMT lớn mạnh và đầy tiềm năng như hiện nay.
Về đầu trang