viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361

KHOA VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

30.03.2017 721

KHOA VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

        I. LỊCH SỬ THÀNH LẬP

- Trước năm 1984, là Tổ Vệ sinh lao động thuộc Phòng Vệ sinh lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ học.

- Năm 1984, Phòng nghiên cứu Vệ sinh lao động và ô nhiễm môi trường được thành lập theo Quyết định 389 BYT/QĐ ngày 26/5/1984.

- Năm 1999 đổi tên thành khoa Vệ sinh lao động theo Quyết định số 4251/1999/QĐ-BYT ngày 30/12/1999.

- Năm 2006 đổi tên thành khoa Vệ sinh và An toàn lao động theo Quyết định số 323/2006/QĐ - BYT ngày 26/1/2006.

       II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

  Khoa có các chức năng chính: nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chỉ đạo chuyên môn tuyến dưới; truyền thông giáo dục sức khoẻ; hợp tác quốc tế và cung cấp các dịch vụ tư vấn, khoa học kỹ thuật về vệ sinh và an toàn lao động; đề xuất tham mưu các vấn đề liên quan trong lĩnh vực chuyên ngành.

Các nhiệm vụ chính:

+ Nghiên cứu, giám sát, đánh giá và dự báo các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động. Xây dựng và thử nghiệm các phương pháp, kỹ thuật kiểm soát môi trường lao động, an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động.

+ Nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm, đánh giá các trang thiết bị bảo hộ lao động. Nghiên cứu các giải pháp, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động bảo vệ sức khỏe người lao động.

+ Nghiên cứu, xây dựng và cập nhật các quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động và an toàn lao động, các tiêu chuẩn về trang thiết bị bảo hộ lao động.

+ Tham gia công tác đào tạo sau đại học, đại học, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành vệ sinh và an toàn lao động.

    + Chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới về vệ sinh và an toàn lao động.

+ Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về vệ sinh và an toàn lao động.

+ Thực hiện quan trắc môi trường lao động, tư vấn lập hồ sơ vệ sinh lao động; Đánh giá phòng sạch (phòng sạch trong y tế, phòng sạch trong công nghiệp....; Phối hợp đánh giá, xác định các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

       III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Khoa gồm 2 phòng :

- Phòng Vệ sinh lao động.

- Phòng An toàn lao động.

1. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Khoa luôn trú trọng nâng cao năng lực đáp ứng các yêu cầu của công tác nghiên cứu, nhiệm vụ và dịch vụ khoa học kỹ thuật. Các cán bộ của khoa được đào tạo cơ bản, thường xuyên được nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và thường xuyên được bổ sung cập nhật.

Khoa được công nhận ISO 17025:2005, Vilas 852.

ChungChi VSATLD.jpg   

Công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học

Khoa đã tham gia nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện cũng như các đề tài dự án hợp tác quốc tế. Cán bộ của khoa đã chủ trì 1 đề tài cấp Nhà nước, 6 đề tài nhánh cấp Nhà nước, 22 đề tài cấp Bộ, 17 đề tài cấp Viện, 3 đề tài hợp tác quốc tế. Hàng năm khoa thực hiện quan trắc môi trường hàng chục bệnh viện các tuyến ở các tỉnh, thành. Quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động cho hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị trong phạm vi cả nước.

Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến trước

Tham gia giảng dạy các lớp tập huấn, huấn luyện kỹ thuật vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh lao động cho cán bộ tuyến trước thuộc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, ngành, các Viện khu vực. 

Tham gia đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành y học dự phòng và hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên các trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y tế Công cộng, Đại học Công nghiệp.

Tham gia chỉ đạo kỹ thuật và hỗ trợ các tuyến cho 28 Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh phía Bắc, các Trung tâm y tế môi trường và lao động, các Trung tâm y tế lao động các Bộ, ngành.

Tư vấn, hỗ trợ các thực hiện chuẩn y tế dự phòng 28 tỉnh phía Bắc. Tư vấn và hướng dẫn các Trung tâm mua sắm, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chuyên môn phục vụ công tác vệ sinh và an toàn lao động.

Biên soạn tài liệu chuyên môn, xây dựng quy chuẩn-tiêu chuẩn vệ sinh lao động

Biên soạn kỹ thuật thực hành vệ sinh lao động phục vụ cho các lớp tập huấn trong cả nước. Biên soạn 02 bộ tài liệu đào tạo của dự án Ngân hàng Thế giới. Xây dựng tài liệu quy trình xét nghiệm chuẩn (SOPs).

Biên soạn xây dựng các kỹ thuật vệ sinh lao động (các yếu tố hoá học, bụi, các yếu tố vật lý) trong cuốn “Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường”. Các kỹ thuật này được nhiều đơn vị trong và ngoài ngành y tế trong toàn quốc áp dụng rộng rãi.

            Xây dựng 64 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động. Xây dựng 7 tiêu chuẩn Nhà nước về các yếu tố vật lý, hoá, bụi trong môi trường lao động. Xây dựng tiêu chuẩn ngành về vệ sinh lao động gồm tiêu chuẩn hoá chất (361 chất), tiêu chuẩn các yếu tố vật lý (11) và bụi (5).

            Ngoài ra, khoa còn tham gia công tác giải quyết các sự cố về an toàn vệ sinh lao động tại một số xí nghiệp, đơn vị sản xuất, các vụ nhiễm độc tại các trường học, khu dân cư. Tham gia xây dựng chế độ, chính sách đối với người lao động, giúp y tế địa phương trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động, bảo vệ môi trường. Tham gia phát hiện và kiến nghị những giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

LauMauHienTruong.jpg

Chuẩn bị lấy mẫu tại hiện trường.

Khoa luôn chú trọng phát triển nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ. Cho đến nay, các cán bộ của Khoa đã bảo vệ thành công 5 luận án tiến sỹ và 6 cán bộ đỗ thạc sỹ trong và ngoài nước. Số cán bộ có trình độ trên đại học trong khoa ngày càng tăng. Các cán bộ của khoa tích cực tham gia báo cáo khoa học tại các hội thảo, hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế. Hàng năm các cán bộ của khoa đều có các báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

            Bên cạnh đó, khoa đẩy mạnh việc sửa chữa nâng cấp phòng thí nghiệm, đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến. Triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vệ sinh và an toàn lao động. Một số kỹ thuật tiên tiến trên thế giới đã được ứng dụng tại phòng thí nghiệm như đếm sợi và phân loại sợi amiăng bằng kính hiển vi tương phản pha và kính hiển vi phân cực, phân tích silic trong bụi hô hấp bằng quang phổ hồng ngoại chuyển Fourier.

- Một số kỹ thuật Khoa đang triển khai trong đánh giá môi trường lao động, môi trường xung quanh

Đo đạc đánh giá các yếu tố Vật lý:

+ Đo đạc, đánh giá vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt)

+ Đo đạc, đánh giá chiếu sáng

+ Đo đạc, đánh giá bức xạ tử ngoại

+ Đo đạc, đánh giá ồn chung, ồn tương đương, ồn phân tích giải tần số, ồn cá nhân

+ Đo đạc, đánh giá rung toàn thân, rung cục bộ

+ Đo đạc, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp, tần số cao

+ Đo đạc, đánh giá phóng xạ, tia X

Xác định, đánh giá  yếu tố Bụi:

+ Lấy mẫu khu vực, mẫu cá nhân, mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi bông

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ amiăng, phân loại amiăng, xác định hàm lượng amiăng (%) trong vật liệu.

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi than

+ Lấy mẫu, xác định bụi lơ lửng (TSP), PM10, PM 2.5

+ Phân tích silic trong bụi lắng, bụi hô hấp

+ Phân loại giải kích thước bụi

+ Đo đạc, đánh giá phòng sạch (phòng sạch y tế, phòng sạch công nghiệp)

+ Lấy mẫu, xác định bụi ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).

  PhongTN.jpg

Phòng thí nghiệm Vệ sinh lao động.

Xác định, đánh giá  yếu tố Hóa học:

+ Lấy mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ các hơi khí CO, SO2, NOx, CO2, O2, O3, H2S, Cl, NH3...bằng phương pháp trắc quang và phương pháp sensor điện hóa

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi axit, bazơ (HCL, H2SO4, H3PO4, KOH, NaOH...) bằng phương pháp trắc quang

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi kim loại (Pb, Cu, Mn, As, Ni...) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) hoặc phương pháp phổ khối nguyên tử (ICP-MS)

+ Lấy mẫu, xác định nồng độ các hợp chất hữu cơ (Benzen, Toluen, Xylen, Xăng...) bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS).

+ Lấy mẫu, xác định hơi khí độc trong ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).

+ Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi, yếu tố gây dị ứng mẫn cảm, vi sinh.

Ngoài ra, Khoa tiến hành tư vấn xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động, đánh giá yếu tố nguy cơ, tư vấn trang bị phương tiện bảo hộ lao động.

- Thành tích thi đua          

*  Tập thể : Khoa đạt danh hiệu  lao động xuất sắc nhiều năm liền.

* Cá nhân: 1 cán bộ được phong tặng Thầy thuốc nhân dân

3 cán bộ được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú

5 cán bộ được nhận Kỷ niệm chương vì sức khoẻ nhân dân

cùng với nhiều Bằng khen, Giấy khen của Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác.

        IV. NHÂN SỰ

   1. LÃNH ĐẠO KHOA HIÊN NAY

DinhXuanNgon.jpgA_Nghinh.jpg

ThS.BS. Đinh Xuân Ngôn           ThS. BS. Trịnh Văn Nghinh

Phó Trưởng khoa

2. LÃNH ĐẠO TIỀN NHIỆM

- TS. Từ  Hữu Thiêm, Trưởng khoa (1984-2000)

- TS. Nguyễn Xuân Tạc, Phó Trưởng khoa (1986-1995)

- TS. Nguyễn Duy Bảo, Phó khoa (1995-2000), Trưởng khoa (2000-2005)

ThS. Lê Thị Yến, Phó khoa (2000 -2005,)Phụ trách khoa (2006-2008)

- TS. Nguyễn Quốc Thức, Phó khoa (2008-2014), Phụ trách Khoa (2008-2009)

   3. DANH SÁCH CÁN BỘ KHOA HIỆN TẠI:

ThS. BS. Đinh Xuân NgônNăm sinh 1970
ThS. BS. Trịnh Văn NghinhNăm sinh 1966
ThS. DS. Đỗ Văn TrânNăm sinh 1962
ThS. CN. Nguyễn Thị Thanh HảiNăm sinh 1978
ThS. CN.Trần Quốc ThànhNăm sinh 1978
TS. KS. Đào Phú CườngNăm sinh 1979
KS. Hoàng TùngNăm sinh 1984
KS. Phạm Thanh TúNăm sinh 1984
KS. Nguyễn Khắc Hoài NamNăm sinh 1986
ThS. CN. Nguyễn Thị Mai TrangNăm sinh 1988
KS. Trần Minh HằngNăm sinh 1992
CN. Phạm Ngọc QuỳnhNăm sinh 1992

     4. CÁN BỘ ĐÃ NGHỈ HƯU

TT

Họ và tên, chức danh

Địa chỉ

Điện thoại

1

TS. Từ Hữu Thiêm

 

 

2

KTV.Đinh Văn Trình

 

 

3

BS. Nguyễn Huy Đản

 

 

4

TS. Nguyễn Xuân Tạc

Nghỉ hưu tại Bình Định

 

5

KTV. Nguyễn Tuyết Mai

Số 9 Núi Trúc, Ba Đình , Hà Nội

3.736.7511

6

KTV. Lê Thị Thanh

Lô 10-B9 - Khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

3.6407102

7

KTV. Đặng Ngọc Tuấn

P.308, TT Thành Công,  Ba Đình, Hà Nội

0988455319

8

ThS. BS. Lê Thị Yến

P.68, Ngõ 40, Phố Tạ Quang Bửu, TTT ĐH Bách khoa, Hà Nội

38692224

9

CN. Nguyễn Thị Minh

179, Đường Giảng Võ,  Đống Đa, Hà Nội

38512422


Anh1.jpgAnh2.jpgAnh3.jpg

Lấy mẫu tại hiện trường đánh giá môi trường lao động

Anh4.jpg Anh5.jpg

Hướng dẫn cán bộ của các TTYT dự phòng đo, đánh giá và phân tích môi trường

Anh6.jpgAnh7.jpg

Đánh giá chất lượng khẩu trang

Đánh giá môi trường tại các văn phòng


Anh8.jpgAnh9.jpgTrao đổi, hợp tác quốc tế


02439714361

Về đầu trang