viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

Kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 2012: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sắc ký khí dầu dò ECD xác định dư lượng DDT trong mẫu nước

02.11.2015 621

1. Tính cấp thiết của đề tài DDT là một trong số thuốc BVTV được biết đến nhiều nhất và trở thành loại thuốc trừ sâu phổ biến sử dụng trong nông nghiệp trước những năm 1970. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, trong không khí, đất, nước do một lượng lớn đã được giải phóng ra khi phun trên các cánh đồng và rừng để diệt muỗi và côn trùng. Hiện nay DDT đã bị cấm sử dụng do tính độc của nó đối với môi trường và sức khoẻ con người. DDT được liệt vào danh sách các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs) theo Công ước Stockholm. Năm 2002, Việt Nam là một trong 50 nước tham gia ký kết công ước Stockholm về việc kiểm soát 12 chất ô nhiễm hữu cơ tồn lưu (khó phân hủy) – POPs. Từ năm 2003 đến nay, việc điều tra tồn lưu các chất POPs và các HCBVTV clo hữu cơ (trong đó có DDT) trong môi trường đã được chính phủ quan tâm nhằm tham gia có hiệu quả công ước Stockholm về bảo vệ và phát triển môi trường bền vững. Hiện nay, phương pháp sắc ký khí được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để xác định dư lượng DDT trong các mẫu môi trường do có độ chính xác, độ lặp lại cao, đặc biệt là đầu dò ECD của sắc ký khí rất nhạy đối với các hợp chất có chứa các nguyên tử halogen như clo có trong DDT. Do đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sắc ký khí với đầu dò ECD xác định dư lượng DDT trong mẫu nước" với mục đích đáp ứng được nhu cầu phân tích chính xác hàm lượng DDT trong mẫu nước, góp phần tìm hiểu đánh giá thêm về mức độ ô nhiễm DDT trong mẫu nước, góp phần đánh giá sự tồn lưu của các chất POPs trong môi trường nước.

2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ứng dụng quy trình chiết tách mẫu và phân tích mẫu trên máy Sắc ký khí với đầu dò ECD để xác định dư lượng DDT trong mẫu nước

3. Nội dung nghiên cứu - Xác định giá trị sử dụng của phương pháp định lượng DDT theo hướng dẫn của TCVN 7876:2008 với các điều kiện thay đổi để phù hợp với năng lực của phòng thí nghiệm - Đánh giá khả năng ứng dụng của phương pháp bằng cách lấy mẫu nước thực địa và phân tích tại phòng thí nghiệm. Có gửi mẫu đến PTN của Cục bảo vệ thực vật phía Bắc phân tích trên GC/MS để kiểm chứng chéo kết quả.

4. Kết quả nghiên cứu Chương trình nhiệt độ cột tách: Nhiệt độ ban đầu 80oC giữ trong 1 phút, sau đó tăng dần với tốc độ tăng 40oC/phút đến nhiệt độ 190oC, 3oC/phút đến 250oC, 10oC/phút đến nhiệt độ cuối 280oC và giữ trong 3 phút Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp: LOD = 0,0054µg/L Xác định được giới hạn định lượng của phương pháp: LOQ = 0,016µg/L Xác định được độ thu hồi của phương pháp: 75,0 đến 111,7% Áp dụng phương pháp để xác định dư lượng DDT trong mẫu nước ăn uống tại thôn Bằng B, Thanh Trì, Hà Nội và thôn Hương Vân, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Kết quả: có 3 mẫu nước tại Bắc Ninh có dư lượng DDT vượt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,08 đến 1,76 lần. Kết quả so sánh với Phòng Kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV phía Bắc – Cục BVTV: Độ chệch dao động trong khoảng 1,6 đến 18,0% 5. Kêt luận Nghiên cứu đã tối ưu chương trình sắc ký để giảm thời gian phân tích mẫu so với TCVN 7876:2008: Giảm 16,25 phút phân tích trên máy GC-ECD Phương pháp phân tích đáp ứng được các yêu cầu phân tích hàm lượng DDT trong mẫu nước bằng thiết bị GC-ECD với LOD = 0,0054µg/L; LOQ = 0,016µg/L; độ thu hồi 75,0 đến 111,7%

02439714361

Về đầu trang